Đăng bởi Marry Doe - 09/11/2017 | Lượt xem: 947
Hạnh phúc gia đình vốn là điều vô cùng thiêng liêng. Đây cũng là điều mà con người luôn khao khát hướng tới: được hưởng hạnh phúc, cuộc sống yên ấm bên những thành viên trong gia đình của mình. Tuy nhiên, không ít trường hợp hôn nhân tan vỡ, hạnh phúc gia đình bị phá hoại vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Khi xây dựng gia đình, bạn sẽ phải đối mặt với xung đột, khủng hoảng, nghi ngờ... Nếu bạn biết cách ứng xử phù hợp, thì cuối cùng bạn sẽ hiểu rằng những xung đột không phải là bi kịch, mà sẽ dẫn tới một cấp độ mới trong mối quan hệ của bạn.
Những yếu tố nguy hiểm nhất có thể phá vỡ hôn nhân:
Quyết định kết hôn vội vàng. Các nhà khoa học tại Đại học Utah (Mỹ) cho rằng phụ nữ có ít hơn 3 người yêu trước khi kết hôn thì sẽ ly hôn nhiều hơn so với phụ nữ có nhiều trải nghiệm tình cảm hơn cùng độ tuổi. Điều này có thể vì các cô gái vừa mới bắt đầu mối quan hệ đã cảm thấy tình yêu quá mãnh liệt và cam kết hôn nhân luôn. Nhưng thực tế như một quy luật, các cảm giác mãnh liệt thì sẽ kết thúc nhanh chóng.
Hôn nhân là một quá trình khó khăn, lâu dài, trải qua nhiều để hiểu nhau nhiều. Nếu bạn kết hôn, bạn chắc chắn phải nhận thức được: Tôi chịu trách nhiệm về mối quan hệ của chúng tôi và tôi chắc chắn sẽ có trách nhiệm với nó".
Thói quen làm việc nhà. Tâm lý học hiện đại tin rằng sự phân chia công việc nghiêm ngặt trong gia đình có thể là một lý do ly hôn. Những quy tắc như vậy tạo cảm giác bạn đang phải làm một "nghề tay trái", bên cạnh công việc chính ở cơ quan, chứ không phải một gia đình ấm cúng.
Phải sáng tạo. Biến việc nhà thành những công việc thú vị, ví dụ một cuộc thi xem ai làm việc nhà nhanh hơn sẽ có giải thưởng. Hoặc đôi khi bạn có thể đặt đồ ăn, đi ăn ngoài, hoặc để việc dọn nhà vào cuối tuần... Việc giảm áp lực sẽ giúp cả bạn và bạn đời thấy thoải mái.
Bạn bè ly hôn. Có mối quan hệ gần gũi với người ly hôn có thể ảnh hưởng đến hôn nhân của bạn, nếu tư tưởng bạn không rõ ràng. Rất có thể bạn sẽ tìm thấy điểm chung với người bạn vừa ly hôn, và rồi cũng quyết định hôn nhân của mình như vậy.
Bạn và chồng luôn có mối quan hệ gần gũi, không chỉ trước và sau khi ly hôn của một người bạn. Hãy mở lòng với nhau. Nên nhớ, một khi mối quan hệ của bạn vững chắc thì các yếu tố bên ngoài không thể triệt tiêu được.
Công việc quá tải. Sự nghiệp hoàn hảo khi nó không ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của bạn. Hình ảnh thành đạt của bạn sẽ chẳng còn mấy giá trị nếu bạn có trục trặc trong gia đình.
Bạn nên đặt các ưu tiên cho mình. Tách biệt công việc với gia đình và không phóng đại tầm quan trọng của một trong hai điều này. Sẵn sàng nói "không" khi sếp muốn bạn đi làm vào cuối tuần. Và giải thích đó là thời gian dành cho vợ, con của bạn.
"Người thứ 3" phá hoại hạnh phúc gia đình. Đây là nguyên nhân rất “phổ biến” gây nên chuyện hôn nhân tan vỡ. Cũng có những trường hợp sau khi phát hiện vợ/chồng mình có người khác thì cả hai đã cố gắng vượt qua, coi đó như một vấp ngã và cùng nhau gây dựng lại hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, trường hợp này ít; thường là sau khi phát hiện ra “người thứ ba”, mối quan hệ vợ chồng sẽ không còn được nguyên vẹn như trước nữa.
Nguyên nhân dẫn tới việc có người khác xen vào mối quan hệ chồng vợ có thể do cả khách quan và chủ quan. Khách quan là do “người thứ ba” cố tình chen vào giữa, tán tỉnh người vợ/chồng cho dù biết họ đã có gia đình, lợi dụng những giây phút yếu lòng hay những khoảng thời gian gia đình đang có “lục đục”. Trái lại, có những nguyên nhân chủ quan do chồng/vợ sống không chung thủy, gia đình có “chiến tranh” hay mẫu thuẫn nhưng không tìm hoặc không tìm được cách khắc phục nên chủ động đi tìm người khác để giải tỏa.
Hạnh phúc gia đình bị đe dọa vì vợ chồng…không hợp nhau. Nghe thì có vẻ vô lý vì thường trước khi cưới, hai người đã có thời gian tìm hiểu nhau nhưng thực tế, đây cũng là một trong số nguyên nhân gây nên sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Khi yêu, con người thường có xu hướng nhìn cuộc đời màu hồng nhưng khi về chung sống dưới một mái nhà, họ nhìn cuộc đời thực tế hơn, cuộc sống cơm áo- gạo tiền cũng dễ làm vợ chồng xảy ra va chạm, lúc này, những tính cách sâu thẳm trong con người và quan điểm sống của cả hai mới chính thức được bộc lộ. Nhiều người nhận ra họ không hợp nhau chính từ thời gian chung sống này. Nhất là ngày nay, một bộ phận giới trẻ có xu hướng sống gấp, sống vội nên việc chưa kịp tìm hiểu kỹ về nhau đã vội cưới là việc rất dễ gặp.
Tranh cãi quá nhiều. 56% những người đã ly hôn tham gia cuộc khảo sát nói rằng tranh cãi quá nhiều là lý do dẫn đến sự tan vỡ của họ. Không ngừng tranh cãi dẫn đến không có biện pháp giải quyết có thể gây nguy hiểm lớn cho bất kỳ mối quan hệ nào. Chuyên gia các vấn đề gia đình Clinton Power cho rằng: “Một trong những lý do chính khiến tranh cãi kéo dài là do bạn không hiểu, không đánh giá đúng mức hoặc không thừa nhận quan điểm của người bạn đời. Một khi bạn có thể tự mình đánh giá cao những điểm khác biệt của người bạn đời, khi đó bạn đã xuống thang trong tranh luận và đang tìm kiếm giải pháp để hòa giải”.
Tan vỡ vì vấn đề nội bộ gia đình. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên tan vỡ hạnh phúc gia đình. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến “chủ đề” này, có thể kể đến như việc gia đình hai bên không đồng tình chấp nhận cuộc hôn nhân; mẹ chồng quá cay nghiệt với nàng dâu; tranh chấp đất đai, tài sản giữa những người trong gia đình; vấn đề vô sinh…Có rất nhiều vấn đề và nguyên nhân mà thực sự, chỉ những người đã lập gia đình mới có thể hiểu rõ được. Chỉ khi bước vào cuộc sống hôn nhân, những người chồng, người vợ, người cha, người mẹ mới biết được rõ ràng những mối nguy hiểm nào đang trực tiếp đe dọa đến hạnh phúc gia đình của họ.
st