Phong tục cưới hỏi miền Bắc:
1/ Lễ dạm ngõ
Đây là nghi lễ đầu tiên mà mọi cô dâu miền Bắc phải thực hiện. Hai bên gia đình sẽ chọn ngày lành, tháng tốt để giao lưu và nhà trai sẽ xin phép cho chú rể đi lại với cô dâu. Trong lễ này thì nhà trai sẽ mang sính lễ đến nhà gái, sính lễ này thường khá đơn giản bao gồm: chục trầu cau, chè, thuốc, bánh kẹo và luôn là số chẵn.
Việc đón tiếp nhà trai cũng khá đơn giản chỉ cần một ít trà, bánh, kẹo hoặc một ít trái cây… mời khách. Sau khi nhà trai trao lễ, nhà gái đưa lên bàn thờ gia tiên thắp hương. Sau đó cả hai nhà ngồi lại với nhau để bàn chuyện xem ngày, chọn ngày và những thủ tục cần thiết khác. Sau lễ dạm ngõ người con gái xem như đã đi được bước đầu tiên, tiến tới hôn nhân.
2/ Lễ ăn hỏi
Trong lễ ăn hỏi, các thủ tục: ăn hỏi, xin cưới và nạp tài được gộp luôn trong ngày này. Nhà trai sẽ mang tới nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi. Sau khi bố chú rể, bố cô dâu giới thiệu những người tham dự, mẹ chú rể sẽ lần lượt đưa 30 chục trầu. Chục trầu đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu tiếp theo cho nghi thức xin cưới và chục trầu thứ 3 là cho lễ nạp tài. Sau khi nhà gái nhận chục trầu thứ 3 thì sẽ đến lễ nhận các tráp ăn hỏi của nhà trai.
Tráp ăn hỏi có thể gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp nhưng phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2. Đồ lễ ăn hỏi không thể thiếu là bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá… và có thêm xôi, lợn quay. Các mâm quả này sẽ được nhà gái đưa lên bàn thờ gia tiên để thắp hương cho tổ tiên. Điều đặc biệt cần lưu ý trong lễ ăn hỏi là nhà trai phải chuẩn bị 3 phong bì đựng tiền (gọi là lễ đen), một phong bì dành cho nhà nội cô dâu, một phong bì dành cho nhà ngoại cô dâu và phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ nhà cô dâu. Số tiền tùy thuộc vào nhà gái.
Cuối cùng, cô dâu và chú rể ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách. Thời gian ăn hỏi và lễ cưới cách nhau 3 ngày, 1 tuần, hay lâu hơn tùy vào việc lựa chọn ngày đẹp của hai bên gia đình.
3. Lễ cưới
Sau khi lễ ăn hỏi kết thúc thì lễ cưới sẽ được diễn ra, thông thường là 10 ngày sau lễ ăn hỏi hoặc tùy thuộc vào ngày lành, tháng tốt mà hai bên gia đình đã thống nhất với nhau.
Cô dâu sẽ được trang điểm, mặc lên người những chiếc váy cưới lộng lẫy nhất. Chú rể chững chạc hơn, bảnh trai hơn trong bộ vest lịch lãm. Nhà trai đến nhà gái rước dâu, hai nhà sẽ giới thiệu cho mọi người thành phần tham dự, nhà trai trao trầu xin dâu cho nhà gái, xin phép cho chú rể lên phòng đón dâu. Lễ gia tiên sẽ được tiến hành tại nhà gái. Sau đó nhà trai xin được phép đón dâu về nhà. Đại diện cho nhà gái cũng có bài phát biểu đồng ý cho nhà trai rước dâu. Khi cô dâu về nhà chồng, lễ gia tiên sẽ được thực hiện ở nhà trai.
Sau đó lễ cưới sẽ được tổ chức ở nhà trai, đại diện hai bên trao quà, tiệc mặn, ngọt và các hoạt động văn nghệ góp vui.
Phong tục cưới của người miền Trung: có thể nói phong tục miền Trung là sự kết hợp hài hòa giữa sự ràng buộc chặt chẽ của miền Bắc và sự phóng khoáng của miền Nam tạo nên một nét đặc trưng riêng. Đám cưới miền Trung thường khá đơn giản, không khoa trương nhưng rất coi trọng lễ nghi với quan niệm “trọng lễ nghi khinh tài vật”. Khá tương đồng với phong tục cưới miền Bắc, phong tục miền Trung cũng gồm ba nghi lễ chính: lễ đi nói, lễ đi hỏi, lễ cưới.
1/ Lễ đi nói
Nhà trai mang một chai rượu, khay trầu sang nhà gái để bàn về chuyện cưới xin.
2/ Lễ đi hỏi(dạm ngõ) hay đính hôn:
Lễ vật gồm năm mâm quả: quả trầu cau với 105 quả cau tượng trưng cho câu nói trăm năm hạnh phúc; quả trà rượu ngoài trà và đôi rượu còn có phong bì tiền dọn để hỗ trợ nhà gái chuẩn bị cho tiệc đám hỏi hôm đó và vàng (thường là đôi hoa tai nhưng cũng có nhà đi nhẫn); quả bánh kem đính hôn; quả nem chả với số lượng chẵn cặp; mâm ngũ quả được kết rồng phượng cầu kỳ. Cũng có nhà theo tục cũ đi thêm một quả bánh su sê nữa.
Ngoài vòng tay, nhẫn hoặc hoa tai vàng, mẹ chồng còn trao cho con dâu một phong bì tiền mừng dâu. Phong bì tiền dọn trong quả trà rượu sẽ đưa cho ba mẹ cô. Số tiền này ngay sau đó thường được nhà gái cho lại đôi vợ chồng. Khi nhà trai ra về, khay quả trống không phải được lật ngửa nắp để cho thấy lễ vật đã được nhà gái tiếp nhận.
3/ Lễ cưới
Trước khi vào nhà gái, đoàn rước dâu cử một người trong họ tộc mang theo khay rượu vào nhà cô dâu để trình giờ xin được vào làm lễ. Sính lễ vẫn là năm mâm quả như lễ ăn hỏi. Nếu nhà gái có bày bàn thờ gia tiên, nhà trai mang theo đôi nến hồng để gắn lên chân nến đặt sẵn.
Nói về số lượng người trong đoàn rước dâu, người Đà Nẵng quan niệm tổng số phải ứng với số sinh hoặc lão (1, 2, 3, 4, 5, 6… tương ứng là sinh, lão, bệnh, tử, sinh, lão…). Đoàn đưa dâu của nhà gái có số lượng nhiều hơn miễn là cũng đảm bảo số sinh hoặc lão.
Phong tục cưới của người miền Nam khá đa dạng và phong phú, tùy theo từng vùng mà có đôi chút khác nhau.
1/ Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ: lễ dạm ngõ là lễ chính thức để công khai hoá mối quan hệ giữa hai gia đình nhà trai xin đến nhà gái để đặt vấn đề chính thức cho đôi nam- nữ được tự do qua lại để tìm hiểu nhau tiến đến hôn nhân. Nhà trai trước khi sang nhà gái thì nên xem ngày lành, tháng tốt để mọi chuyện sau này sẽ được thuận buồm xuôi gió. Nhà trai sang nhà gái chỉ đem một ít lễ vật nhỏ như: trà, bánh ngọt, trầu, rượu với số lượng chẵn để hai bên gia đình gặp nhau bàn chuyện chọn ngày và các thủ tục khác cho hôn lễ.
Theo sau lễ dạm ngõ là lễ ăn hỏi: có thể nói lễ ăn hỏi là một thông báo chính thức về sự kết giao hứa gả của hai bên gia đình và hai họ. Ngày nay lễ vật của lễ ăn hỏi là tráp ăn hỏi, thông thường là số lẻ 5,7,9,11 tráp,và số đồ lễ bắt buộc phải là số chẵn. Đồ lễ ăn hỏi thường là bánh cốm, bánh su sê, rượu, trầu cau, xôi- gà, lợn quay…
Đồ lễ ăn hỏi thường được nhà gái giữ lại một ít, trầu cau sẽ được mang lên bàn thờ tổ tiên để thắp hương. Điều đặc biệt trong lễ ăn hỏi là nhà trai phải chuẩn bị trước 3 phong bì đựng tiền gọi là lễ đen, một phong bì dành cho nhà nội cô dâu, một phong bì dành cho nhà ngoại và một phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ nhà cô dâu.
Cuối cùng cô dâu, chú rể ra mắt hai họ rót nước mời trầu các vị quan khách. Tới đây là xem như hoàn thành lễ ăn hỏi, thời gian làm lễ cưới tuỳ thuộc vào hai bên gia đình chọn ra một ngày đại hỷ để tổ chức lễ cưới, thông thường thì lễ cưới cách lễ ăn hỏi 3 ngày.
3/ Lễ cưới lễ cưới là quy trình cuối cùng tiến tới hôn nhân, đây là hình thức liên hoan, báo hỷ mưng cô dâu, chú rể cùng hai bên gia đình. Đây cũng chính là nghi lễ được nhiều người quan tâm hơn cả. Lễ cưới bao gồm các nghi lễ sau:
a/ Lễ xin dâu:trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến để nhà gái yên tâm đón tiếp.
b/ Lễ rước dâu: trong ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn chú rể sẽ cùng bố và đại diện nhà trai tới nhà gái mang theo xe hoa, hoa cưới để đón cô dâu về nhà. Cô dâu sẽ được trang điểm, mặc váy cưới, chú rể mặc áo vest. Nhà trai và nhà gái giới thiệu thành phần tham dự và trao trầu xin dâu cho nhà gái, xin phép được đón cô dâu.
Sau cùng nhà trai xin phép được đưa cô dâu mới về nhà chồng, đại diện nhà gái đồng ý cho nhà trai đón dâu. Khi về tới nhà chồng lễ gia tiên sẽ được thực hiện ở nhà trai. Cha mẹ chồng sẽ chúc phúc cho hai con và nhận con dâu.
Liên hệ: Chụp ảnh giá rẻ để được tư vấn gói chụp yêu thương
c/ Lễ cưới: được tổ chức tại nhà trai ngày nay thường được tổ chức tại các nhà hàng- tiệc cưới, đại diện hai bên gia đình sẽ có những bài phát biểu sau đó trao quà và đãi tiệc mặn cùng các hoạt động văn nghệ góp vui.