Đăng bởi Marry Doe - 13/11/2014 | Lượt xem: 3620
Xưa nay việc "Lễ" là việc hệ trọng chỉ đứng sau việc "Nhân", vì theo quan niệm của người xưa "Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín" là những đức tính cao đẹp nhất của con người. Vì vậy trong Hôn nhân - việc liên quan đến cả cuộc đời của mỗi người luôn được coi trọng. Riêng về phần lễ nghi trong Hôn nhân được coi trọng nhất và không thể thiếu mỗi khi ai đó muốn đi đến hôn nhân.
![](https://www.marry.vn/wp-content/uploads/2014/09/25/diem-thu-vi-trong-dam-cuoi-nguoi-ha-noi-hien-dai-06.jpg)
Trong sách LỄ KÝ người xưa có viết: "Phối thất chi lễ, Vạn phúc chi nguyên". Ý nghĩa :hôn nhân là nguồn gốc của muôn hạnh phúc. Người xưa cho rằng hôn nhân là Đại hỷ sự trong một đời người, là nguồn gốc của sinh tồn, là cội rễ của hạnh phúc. Chính vì vậy mà người xưa rất chú trọng đến hôn lễ. Các cụ ngày xưa có quy định trong Hôn lễ như sau: "Lục lễ bất bị, Thục nữ bất xuất" có nghĩa là nhà trai không chuẩn bị chu đáo sáu lễ trong việc cưới xin thì người con gái không về nhà chồng. Vậy sáu lễ đó là những lễ nào? Cụ thể những lễ sau đây:
1. Lễ nạp thái: Là lễ của nhà trai đến nhà gái thông báo việc đã lựa chọn người con gái của nhà ấy.
2. Lễ vấn danh: Lễ này chủ yếu để nhà trai hỏi rõ tên tuối của người con gái và nơi xuất xứ của mẹ cô gái để tìm hiểu thêm về thân thế cũng như môi trường giáo dục của cô gái này.
3. Lễ nạp cát: Lễ này là lễ thông báo về việc nhà trai đã xem xét về vấn đề hợp tuổi hay không hợp tuổi của đôi trai gái.
4. Lễ thỉnh kỳ: Lễ này là lễ nhà trai cùng nhà gái ấn định ngày làm lễ cưới lựa chọn theo tháng, ngày, giờ tốt xấu.
5. Lễ nạp tế: Là lễ đưa sính lễ đến nhà gái.
6. Lễ thân nghinh: Là lễ đón dâu về nhà trai.
![](http://kenhcuoi.vn/uploads/news/nghithuclecuoinguoikinh_3.jpg)
Người xưa cho rằng hôn nhân là do duyên số, cho nên họ rất coi trọng các yếu tố tâm linh trong hôn nhân. Trong đó yếu tố hợp tuổi được coi trọng đặc biệt. Họ cũng cho rằng đó là yếu tố hàng đầu cho khả năng bảo đảm hôn nhân bền vững. Vì vậy sau
Lễ nạp thái nếu nhà gái đồng ý là phải thực hiện
Lễ vấn danh ngay. Khi đã hợp tuổi giữa đôi nam nữ thì mới làm
Lễ nạp cát để thông báo tin mừng hỷ sự. Khi đã khẳng định được duyên phận hòa hợp theo tâm linh rồi thì sẽ chọn tháng, ngày, giờ tốt phù hợp với tuổi của đôi trai gái mới làm
Lễ thành hôn được.
![](http://tapchithoitrangtre.com.vn/wp-content/uploads/2014/05/31.jpg)
Như vậy trong sáu lễ thì ba lễ:
Vấn danh, Nạp cát, Thỉnh kì mới là những lễ có tính quyết định đến hôn sự. Ngày nay, có thời điểm người ta cho rằng đó là những tập tục cổ hủ, lạc hậu, thậm chí bài xích và bác bỏ những tập tục đó, xem đó là những lễ nghi mang tính mê tín dị đoan. Người ta cho rằng hôn nhân là kết quả cuối cùng, là chứng tích bắt buộc phải có của tình yêu. Cho nên hôn lễ chỉ còn là hình thức "báo hỷ".
![](http://www.cuoihoivietnam.com/upload/images/mam-qua-voi-7-trap8.jpg)
Chúng ta có suy nghĩ gì khi hôn nhân của cha ông ta ngày xưa xác suất bền vững rất cao. Không cần nói đâu xa, chỉ cần tham khảo thế hệ là ông bà, cha mẹ chúng ta cũng sẽ thấy rõ điều đó. Ngày nay thế hệ trẻ chúng ta một phần đã không còn tin vào duyên phận nữa, họ sống theo lối sống tự do và tùy tiện nên hệ lụy trong hôn nhân sẽ rất khó lường.
Mong sao các bạn trẻ chúng ta hãy chú ý đến sự nghiệp và tương lai của chính mình. Nhất là trong tình yêu, trong hôn nhân chúng ta cần phải lưu tâm và trân trọng những truyền thống tốt đẹp của ông cha đã để lại.