Thanh toán

Phong tục đội nón của người miền Trung

Đăng bởi Marry Doe - 12/12/2017   |   Lượt xem: 3232

Chắc hẳn trong số chúng ta không còn xa lạ với phong tục đội nón cưới của cô dâu khi về nhà chồng nhỉ? Nhưng theo thời gian thì phong tục đội nón cưới hiện nay vẫn được giữ gìn và phát triển đối với vùng dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong đám cưới ngày xưa và ngày này thì cô dâu thường kèm theo chiếc nón lá. Vậy chiếc nón lá bắt nguồn từ đâu:

Nón em em đội trên đầu Chàng mà nghĩ đến da mầu nắng mưa Nón này khi nắng khi mưa Che cả bốn mùa xuân hạ thu đông.

Ý người con gái bảo, chiếc nón rất quan trọng đối với người phụ nữ, nếu chàng trai mà có lòng thương cô thì hãy trao cho cô chiếc nón để làm tin. Chàng trai đáp lại:

Sao em chẳng bảo khi xưa Để anh đi chợ mua ô cho nàng.

Nếu biết sớm, chàng trai đã mua nón cho cô gái để thể hiện tình yêu của mình với cô từ lâu rồi. Từ đó, tục cưới mới có lễ nón, hay còn gọi là “nón cô dâu”.

Chiếc nón đối với người dân Việt Nam từ bao đời nay không chỉ là vật dùng để che mưa, che nắng mà còn góp phần làm tôn lên vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Tại một số vùng quê, chiếc nón như tặng phẩm đặc biệt mang ý nghĩa thiêng liêng mà con dâu được nhận từ mẹ chồng trong lễ cưới. Chiếc nón lá bình thường đã đẹp thì trong ngày cưới để trao cho cô dâu nó lại càng đẹp và duyên hơn nữa vì được nhà trai chuẩn bị khá công phu, thậm chí được đặt trước đó một thời gian. Nón phải làm từ thứ lá trắng nhất, mỏng nhẹ nhất, quang dầu cho bóng lên. Mũi khâu đều, bên trong trang trí bằng hai chữ “song hỷ” và gắn quai màu hồng biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi được bền chặt, sắt son.

Người mẹ nào khi trao nón cho nàng dâu mới cũng ngầm khẳng định từ nay con đã là một thành viên mới của gia đình, của họ hàng, của cả dòng tộc. Cô dâu sẽ được che chở trong tình yêu thương của chồng cũng như gia đình nhà chồng. Đồng thời, mẹ tin tưởng trao cả niềm tin, trao cả hy vọng về một tương lai đủ đầy, sung túc mà con dâu sắp đón nhận.

Nhưng giờ đây chiếc nón cưới đã không còn phù hợp những nó vẫn ăn sâu vào tiềm thức của người dân miền Trung quê tôi.

Sưu tầm

Bình luận

Viết Đánh Giá
D
nhìn những cô gái áo dài thướt tha cùng với chiếc nón lá thật đẹp
D
phong tục mỗi nơi có một nét đẹp riêng
T
tục lệ này cũng ý nghĩa và rất đẹp, bây giờ không còn phổ biến nữa, tiếc ghê
N
Chiếc nón lá chỉ hợp khi mặc áo bà ba hoặc áo dài, đội lên nhìn rất duyên dáng. Giờ mới biết miền trung có phong tục này