Thanh toán

Sự khác biệt giữa yêu, muốn và cần một ai đó

Đăng bởi Marry Doe - 10/03/2017   |   Lượt xem: 1119

Đôi khi bạn rất muốn một ai đó chỉ vì bạn nhớ người ta hoặc đơn giản là vì bạn đã phụ thuộc hay sợ sệt đổi mới.

"Sau chia tay, làm thế nào để biết mình vẫn còn yêu một ai đó hay chỉ là nhớ nhung một thói quen bên nhau, một thói quen cực kỳ khó bỏ?”, câu hỏi tưởng rằng ai cũng có sẵn câu trả lời nhưng thật khó khi là người trong cuộc, khi mà chính bản thân mỗi người cũng không phân biệt được. Thực chất có một sự khác biệt giữa yêu, cần và muốn một người nào đó. Sự khác biệt giữa yêu, muốn và cần một ai đó - 1 Tình yêu là khi bạn muốn những gì bạn cần và cần những gì bạn muốn (Ảnh minh họa) Ví dụ bạn muốn có một chiếc túi Prada, vì nó đẹp? Vì nó đắt tiền? Vì nó chứng tỏ bạn là người biết thưởng thức? Mong muốn rất rõ ràng nhưng nếu nó ở ngoài tầm với thì bạn cũng chịu, đành đứng nhìn nó thuộc về người khác. Tuy nhiên, nếu thiếu nó bạn cũng chẳng thể làm sao. Mặt khác, bạn cần oxy, bạn không ý thức được là bạn muốn nó nhưng thực tế thì bạn cần phải có nó, để tồn tại, đó là nhu cầu. Tất nhiên, có những trường hợp nhu cầu trở thành một mong muốn thực sự như chẳng may bạn ngạt nước, nhu cầu oxy đòi hỏi rất mạnh mẽ khiến bạn ham muốn nó. Trong vài giây, bạn muốn oxy như bạn muốn cả cuộc sống của bạn – theo đúng nghĩa đen. Thông thường, chúng ta chỉ thực sự đánh giá cao giá trị và sự cần thiết của một số thứ khi chúng ta đánh mất chúng. Mong muốn và nhu cầu cần một cái gì đó có thể thực sự khác nhau, nhưng với khái niệm trừu tượng là tình yêu, sự thể hiện của nó ra sao? Tình yêu là gì? Câu trả lời là tình yêu là khi bạn muốn những gì bạn cần và cần những gì bạn muốn. Hầu hết các mối quan hệ yêu đương đều bắt đầu với một trạng thái mong muốn. Khi bạn rơi vào lưới tình, bạn muốn người khác rất, rất nhiều, muốn gặp, muốn nói chuyện, muốn thân mật… Và sau đó từ từ, theo thời gian, khi bạn yêu họ, bạn cũng ngày càng trở nên quen thuộc hơn với người đó. Vì vậy mà có những người thậm chí cảm thấy như không thể sống thiếu người trong mộng. Đây là trường hợp khi mong muốn được ở bên người ấy đã trở thành nhu cầu cần được ở bên người ấy. Khi bạn muốn và cần một cái gì đó cùng một lúc, bạn đã có thể gọi đó là tình yêu. Sau đó, khi thực sự yêu, bạn biết rằng, bạn càng ngày càng muốn anh ấy/cô ấy nhiều hơn. Bạn có thể cảm thấy trong sâu thẳm tâm hồn mình, trong mỗi dây thần kinh, tế bảo của mình nghiện cảm giác yêu thương, khắc ghi hình bóng của đối phương. Thật vậy, tình yêu có thể khiến con người ta bị ám ảnh bởi đối phương, đó là khi bạn đã trở nên quá phụ thuộc vào người yêu. Bạn cảm thấy không thể sống nếu anh ấy/cô ấy bước ra khỏi cuộc sống của bạn. Khi đã đến mức độ này, bạn đã cảm thấy cảm giác quen thuộc và an toàn, thoải mái khi ở bên cô ấy/anh ấy. Chàng/nàng sẽ trở thành nơi trú ẩn, vùng an toàn của bạn. Khi phải chia tay, bạn đột nhiên mất đi nơi trú ẩn cho tâm hồn, cảm giác mình bị tổn thương nặng nề. Không thể tránh khỏi cảm giác khó khăn, cảm giác sợ hãi. Nhiều người thừa nhận rằng sau khi chia tay, dù không muốn, không cần đối phương có mối quan hệ yêu đương với mình nữa nhưng trái tim vẫn còn tình cảm, vì vậy họ thấy bối rối. Thực chất, đó không phải là tình yêu, đó là nỗi nhớ. Ngay cả khi hai người có quay trở lại với nhau, tìm kiếm được sự hài lòng nhưng đó chỉ là nhu cầu tạm thời. Về lâu dài, cuối cùng, anh ấy/cô ấy vẫn không phải là những gì bạn muốn. Bạn đã từng yêu anh ấy/cô ấy trong quá khứ nhưng bây giờ, bạn không. Không thể phủ nhận, anh ấy/cô ấy là sự lựa chọn an toàn hơn so với cuộc sống độc thân đột ngột nhưng nếu cứ mãi lựa chọn an toàn, có thể bạn lại đang mạo hiểm cả tương lai, hạnh phúc của bản thân. Chẳng phải người ta đã nói, con thuyền đóng ra không phải chỉ để neo đậu ở bến cảng hay sao? Sự thật là, tình yêu không bao giờ phân biệt đen và trắng, đúng và sai, không bao giờ chỉ đơn thuần chỉ là cần và muốn. Nó có tất cả mọi cung bậc cảm xúc khác nhau, cần và muốn chỉ là những cảm xúc cơ bản, rõ rệt nhất. Bạn có thể cần một ai đó chỉ vì sợ hãi, người đó ở bên bạn sẽ thấy an toàn hơn, cũng như vậy ham muốn có thể là phù du. Đôi khi bạn rất muốn một ai đó chỉ vì bạn nhớ người ta hoặc đơn giản là vì bạn đã phụ thuộc và lười biếng, sợ sệt đổi mới. Nếu chỉ đơn giản là cần một ai đó để che chở, hay muốn một ai đó để thỏa mãn nỗi nhớ trong lòng, đó không phải tình yêu. Tiếp tục mối quan hệ dây dưa không rõ như thế sẽ chỉ hại mình, hại người, mắc nợ lẫn nhau. Đừng sợ phải rời khỏi nơi trú ẩn, vùng an toàn của mình. Tình yêu sẽ đến với người cho dù bị nó làm đau, vẫn tin tưởng vào nó, hãy dũng cảm tìm cho mình một người xứng đáng với tình yêu của bạn. (24h)

Bình luận

Viết Đánh Giá
P
yêu một người nhưng lòng lại hướng về một người khác, thế này chẳng nên gọi là tình yêu
P
nghiền ngẫm từng chữ một đi em
P
có rất nhiều thứ nhân danh tình yêu, cũng có nhiều loại tình cảm na ná tình yêu
P
tình yêu là khi bạn muốn những gì bạn cần và cần những gì bạn muốn.
M
chắc là kiểu bắt cá hai ba tay ấy
M
có khi muốn, cần nhưng không phải yêu
M
có rất nhiều loại na ná tình yêu nên dễ nhầm lẫn
N
Có một sự khác biệt mà mình đọc xong vẫn không hiểu. Khi mình yêu mình sẽ cần họ và muốn họ ở bên cạnh, chứ không phải muốn một người làm mình thỏa mãn mọi thứ mới yêu...
L
Khi bạn yêu một người nhưng lại cảm thấy ở bên cạnh người khác thấy yên bình hơn. Như vậy là sao??