Đăng bởi Marry Doe - 12/02/2015 | Lượt xem: 4920
Có bao giờ bạn thắc mắc những nghi thức lễ cưới của mình có nguốn gốc và ý nghĩa như thế nào không? Cùng Marry tìm hiểu những điều thú vị của các quy tắc trong đám cưới nhé!
1. Nhẫn cưới đeo ở ngón áp út
Với nghi thức lễ cưới này, người Ai Cập cổ đại tin rằng các tĩnh mạch ở ngón tay thứ ba của bàn tay (mà người La Mã gọi là "tĩnh mạch của tình yêu") chạy trực tiếp vào tim vì thế ngón tay đó cực kỳ thích hợp cho một thề ước tình yêu.
2. Mạng che mặt
Người Hy Lạp và La Mã cổ đại tin rằng mạng che mặt sẽ bảo vệ cô dâu khỏi linh hồn ma quỷ. Đồng thời mạng che mặt cũng tượng trưng cho sự trong trắng của cô dâu. Trước đây, mạng che mặt có thể là màu đỏ, màu xanh hoặc màu vàng (màu sắc của Hymen, thần Cưới hỏi, là vị thần rất quan trọng, cai quản việc cưới xin được một số bộ lạc cổ ở Hy Lạp thờ cúng như tổ tiên của mình, mong thần sẽ mang lại may mắn cho việc cưới xin của con cái họ). Đến thời Victoria các tấm mạng che mặt trở nên phổ biến hơn và trở thành nghi thức lễ cưới truyền thống.
3. Chú rể đứng phía bên phải cô dâu
Trong nhiều nền văn hóa, lịch sử cho thấy thường có phong tục “cướp dâu”, nghĩa là chú rể cùng những người bạn của mình tổ chức một cuộc “tấn công” nho nhỏ để cướp cô dâu về làm vợ. Vì thế chú rể phải đứng bên phải cô dâu, dùng tay trái giữ lấy cô dâu như vậy tay phải sẽ được rảnh rang để cầm kiếm “chiến đấu”. Người ta cho rằng, đội ngũ phù rễ cùng từ phong tục này mà ra, họ chính là những chàng trai cùng “tiếp tay” giúp chú rể cướp vợ.
4. Vì sao có bánh cưới
Nguồn gốc
bánh cưới xuất phát từ một phong tục ở La Mã cổ đại, trong đám cưới người ta đập vỡ 1 chiếc bánh lúa mì hoặc bánh lúa mạch trên đầu cô dâu, hành động này tượng trưng cho sự may mắn và khả năng sinh sản.
5. Bế cô dâu qua ngưỡng cửa
Một hành động biểu trưng cho sự dũng cảm bảo vệ cô dâu khỏi những linh hồn ma quỷ ẩn náu dưới ngưỡng cửa. Ngày nay đó là một hành động lãng mạn, biểu trưng cho tình yêu của chú rể dành cho cô dâu.
6. Mùa cưới bắt đầu từ tháng 6
Tháng 6, tiếng Anh là June một từ được vay mượn từ gốc La tinh Junius, một biến thể của Junonius (từ mà người La Mã dùng để chỉ tháng 6), theo tên của Juno, nữ thần đại diện cho phụ nữ và hôn nhân. Vậy nên chẳng lạ gì từ xưa tháng 6 là tháng bắt đầu mùa cưới.
7. Sao lại gọi là tuần trăng mật honeymoon?
Có 2 cách lý giải, cách thứ nhất cho rằng thời cổ xưa có một phong tục yêu cầu cả cô dâu và chú rể sau ngày cưới cùng uống 1 loại rượu mật ong (honey) trong vào 30 ngày (1 tuần trăng – moon) đầu tiên. Người ta tin điều này sẽ giúp cô dâu sớm đơm hoa kết trái.
Cách thứ 2 cho rằng cụm từ
tuần trăng mật bắt nguồn từ một truyền thống bắt cóc cô dâu của người Nauy. Khoảng thời gian 1 tháng sau khi cưới (1 tuần trăng), chú rể phải mang cô dâu chạy trốn gia đình nhà vợ nếu không muốn bị ăn rìu, trong vòng 10 ngày đó, mỗi thành viên trong gia đình sẽ “tiếp tế” cho họ 1 chén rượu mật ong (honey).
RơmK