Tình yêu suy cho cùng là bắt nguồn từ sự rung động của con tim nhưng hình thức thể hiện lại thay đổi tùy thuộc xã hội cũng như điều kiện sống từ thời này sang thời khác.
Dù mỗi thời đều mang một màu sắc riêng nhưng tất cả đều tạo nên không ít những mối duyên gắn bó cả đời.
Sự khác biệt thú vị giữa chuyện tình thời “ông bà anh” và hiện đại.
Tình yêu thời xưa – Chạm nhau 1 giây là nhớ cả đời
Cái thời mà người ta chưa biết đến sự hiện diện của chiếc điện thoại thông minh, muốn nhắn gửi điều gì cũng chỉ thông qua những bức thư tay. Cái thời mà xe gắn máy hãy còn xa xỉ, chỉ biết đèo nhau trên chiếc xe đẹp “cà tàn” ấy vậy mà đã sản sinh ra biết bao câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, nên thơ, khiến người người ngưỡng mộ.
Chỉ anh và em, thật lãng mạn biết bao.
Chàng muốn đưa nàng đi chơi, phải vào tận nhà xin phép người lớn, giới thiệu tên tuổi, chỗ ở, việc làm…mới được thông qua. Có cặp đôi còn chẳng cần hẹn hò, đến gần ngày cưới mới biết mặt nhau nhưng vẫn cùng nhau đi đến hết cuộc đời.
Tình yêu không mạng xã hội nên cũng chẳng cần phải “thả tim”, thay vào đó, mọi kỷ niệm được họ lưu giữ trong tim, trong những bức ảnh nhuộm màu năm tháng. “Gia tài” tình yêu thời này chỉ đơn giản là những cái nắm tay nhưng cứ mãi đắn đo, những ánh mắt ngại ngùng nhưng chất chứa yêu thương…để rồi, chục năm sau nhìn lại, môi cũng tự khắc nở nụ cười hạnh phúc.
Dòng thư tay nắn nót trở thành minh chứng cho tình yêu bền vững.
Tình yêu thời nay – Lấp đầy hơi thở của sự hiện đại
Người trẻ dễ dàng kết nối với nhau nhờ công nghệ. Dù cho kẻ Bắc người Nam hay thậm chí là cách nhau nửa vòng trái đất thì vẫn có thể trò chuyện, nhìn thấy được nhau. Ấy thế nên mới có cái gọi là yêu xa. Tình yêu của họ, dù khóc hay cười đều qua màn hình điện thoại nhưng cảm xúc vẫn luôn là điều thật nhất.
Thời nay, người ta lại có những cách lưu giữ kỉ niệm riêng.
Ngày nay, người trẻ chủ động hơn trong việc tìm kiếm tình yêu của cuộc đời mình. Họ hành động theo phương châm “thích là phải nhích”, bởi chậm một giây thôi là có người khác đến “hốt” đi ngay. Họ mạnh dạn trao nhau những cái ôm, những nụ hôn nơi phố xá đông người như một lời tuyên bố đến hết thảy mọi người rằng mình là của đối phương và ngược lại.
Không còn “chậm mà chắc” nữa, “lạc nhau là mất nhau cả đời” mới đúng. Ảnh minh họa: Pinterest
Tìm người yêu thời nay đâu phải là quá khó, quan trọng là bản thân có muốn hay không. Bằng chứng là việc các gameshow hẹn hò mọc lên như nấm. Chiếc cầu nối đặc biệt này là cơ hội để người ta trải lòng về quan niệm cũng như những mong muốn trong tình yêu, từ đó tìm ra được “chân ái” của đời mình.
Hôn nhân là khi người ta nói về "chúng tôi", nhưng có những thời điểm "cá nhân" lại mang tính chất quan trọng hơn, đó là lúc tình cảm của bạn như đang trôi vào dòng nước xoáy.
Các thời điểm sau sẽ giúp bạn hiểu ra những lí do vì sao những cuộc hôn nhân dễ dàng thất bại như thế:
1. Sự hấp dẫn về thể xác vs hóa học
Có một số yếu tố khoa học xung quanh chúng ta và các mối quan hệ ngày nay. Trong hầu hết các trường hợp, sự hấp dẫn về thể xác lại lớn hơn việc kết nối tình cảm. Do đó, khi một người bắt đầu thấy đối phương không còn đủ sự hấp dẫn với mình, mối quan hệ vợ chồng bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt.
2. Không chấp nhận việc bất đồng ý kiến và niềm tin
Vợ chồng vốn là hai người được sinh trưởng, giáo dục và lớn lên ở hai gia đình khác nhau. Do đó, có quá nhiều những điểm khác biệt liên quan đến: niềm tin, quan điểm sống, suy nghĩ, phong tục, truyền thống... là điều khó tránh khỏi. Họ hay làm mọi thứ theo cách của riêng mình do đó mối quan hệ vợ chồng luôn có nhiều bất đồng và tranh cãi.
3. Thiếu sự giao tiếp và tin tưởng
Việc không truyền đạt nhu cầu, ý nghĩ, cảm xúc, khát vọng đến cho nhau, mà lại tự nhủ rằng những việc đó người phối ngẫu của mình nghiễm nhiên "phải biết" mà âm thầm chờ đợi rồi thất vọng. Thiếu sự giao tiếp dẫn đến thiếu sự tin tưởng và làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Truyền thống xã hội
Phụ nữ hiện đại hầu hết đều có thể tự tạo ra đồng tiền nuôi sống bản thân mình, họ yêu thích cuộc sống tự do tự tại, chính vì vậy, trách nhiệm của một người vợ, người mẹ khi phải chăm chồng lo cho con, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn quán xuyến... khiến họ thấy mệt mỏi. Nhưng, xã hội đôi khi luôn nhắc phụ nữ nhớ về truyền thống lâu đời và đặc biệt là giới tính của họ, mong muốn phụ nữ trở về đúng vai trò của mình trong gia đình.
5. Lời khuyên của bố mẹ
Các nhà tâm lý học nói rằng vấn đề thực sự nảy sinh chính là khi bố mẹ của cả hai bên có trách nhiệm giải quyết mọ vấn đề của hai vợ chồng. Do truyền thống gia đình, họ có xu hướng hỏi ý kiến và xin lời khuyên từ bố mẹ của mình. Điều này chẳng những không thể giải quyết vấn đề triệt để mà có nguy cơ phát sinh ra những vấn đề không mong muốn khác.
6. Tính ích kỉ
Các vấn đề xảy ra kịch liệt nhất là khi hai vợ chồng bắt đầu quan tâm, để ý đến nhu cầu, sở thích, hoạt động cá nhân của chồng/vợ mình. Thái độ ích kỉ sẽ không bao giờ giúp bạn có được một mối quan hệ hạnh phúc nếu như bạn muốn gắn kết lâu dài với người bạn đời của mình.
7. Thiếu kiên nhẫn
Sự nóng tính và thiếu kiên nhẫn là nguyên nhân gây ra những cuộc chiến trong gia đình, và thường là họ sẽ không bao giờ muốn thừa nhận mình sai hay nhận lỗi với đối phương, chính lí do này khiến cho mọi việc trở nên tệ hại hơn.
8. Không nhận được sự tư vấn trước hôn nhân
Theo các nhà tâm lý học, cả vợ chồng và bố mẹ họ đều cần nhận được sự trợ giúp từ các nhà cố vấn hôn nhân, nhằm giúp họ hiểu rõ hơn về vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong hôn nhân. Tiếc là không nhiều người làm như vậy nên có quá nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc hôn nhân của họ.
Ai bảo tình yêu thời xưa là “sến” còn thời công nghệ lại thiếu đi phần lãng mạn. Những cuộc hẹn xưa và nay quả là có nhiều khác biệt nhưng tình yêu thì bao giờ cũng thế. Thứ tình cảm xuất phát từ trái tim chân thành này sẽ mãi hiện hữu dù thời nào đi chăng nữa. Bạn có đồng quan điểm như thế không hay có ý kiến khác, cùng chia sẻ ngay nhé!