Đăng bởi Marry Doe - 12/05/2014 | Lượt xem: 8769
Tham vọng có đem lại hạnh phúc hay không
Nếu bạn vào “google.com” và gõ từkhóa “hạnh phúc” và “tham vọng”, tôi dám cá bạn sẽ bị choáng ngợp trước những gì mình thấy. Có rất nhiều khái niệm, câu nói hay về cặp từ này từ các nhà bác học, hiền triết, chính trị gia, mỗi câu đều có một ý riêng thể hiện góc nhìn của từng người trong số họ. Sách về “hạnh phúc” và “tham vọng” cũng không phải là ít. Có thể nói, ý nghĩa và cả mối liên hệ của “hạnh phúc” và “tham vọng” là một chủ đề khá hấp dẫn với nhiều quan điểm thú vị. Vậy “hạnh phúc” và “tham vọng” là gì? Và tham vọng có đem lại hạnh phúc hay không? Làm thế nào để có được hạnh phúc? Đó chính là những vấn đề mà tác giả muốn chia sẻ quan điểm của mình đến quý đọc giả trong bài viết dưới đây.
Trong bài viết này, tôi sẽ không cố gắng tìm đến một khái niệm hoàn mỹ cho cặp từ “hạnh phúc” và “tham vọng” vì mỗi người đều có quan điểm riêng của mình. Mục tiêu của bài viết này chính là trả lời câu hỏi mà rất nhiều người thường tự hỏi mình hoặc hỏi người khác “tham vọng có đem lại hạnh phúc hay không?”.
Trước tiên, muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, tôi nghĩ chúng ta nên thống nhất về ý nghĩa của “hạnh phúc” và “tham vọng”. Rất khó để chúng ta có thể tìm ra một định nghĩa chính xác tuyệt đối cho “hạnh phúc” và “tham vọng”. Vì vậy, tôi sẽ tự đưa ra định nghĩa của riêng mình để giải đáp câu hỏi trên theo cách hiểu của bản thân tôi.
Đối với tôi, hạnh phúc đơn giản là đạt được những gì mình muốn, là thỏa mãn nhu cầu, khao khát của bản thân. Giống như một người ăn xin đang đói bụng cảm thấy hạnh phúc biết bao khi được cho một ổ bánh mì, một người nông dân sung sướng khi được mùa thu hoạch tốt, v.v.
Còn tham vọng là gì? Theo tôi, đó chính là những mục tiêu, những khao khát của một cá nhân hay một tập thể. Ở đây tôi hiểu “tham vọng” là từ ghép giữa “tham lam”và “hi vọng”. nghĩa là tham một điều gì đó và hi vọng có được điều đó, đó là tham vọng.
Vậy, tham vọng có liên hệ như thế nào với hạnh phúc? Nó có đem lại hạnh phúc không? Hay sẽ khiến cho ta mỗi lúc một xa rời hạnh phúc? Nguyên Minh đã từng viết “ khi lòng ham muốn giữ vai trò như một chất kích thích, một động lực giúp ta vươn lên hoàn thiện những điều hiện tại, nó có ý nghĩa tích cực cho cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có lúc lòng ham muốn trở thành một ngọn lửa thiêu đốt trong lòng ta, thúc giục ta làm bất cứ điều gì, kể cả những điều phi lý để đạt được một tham vọng nào đó. Lúc ấy, nó trở thành một chất độc giết chết sự an vui thanh thản trong tâm hồn chúng ta” [1]Theo ý Nguyên Minh, thì rõ ràng tham vọng có thể giúp mang lại hạnh phúc, nhưng lại cũng có thể thủ tiêu hạnh phúc. Nói cách khác, có thể xem tham vọng là một “con dao hai lưỡi”.
Theo tôi, Nguyên Minh có lý khi cho rằng tham vọng chính là “con dao hai lưỡi”. Xét theo cách hiểu về “hạnh phúc” và “tham vọng” của cá nhân tôi, khi có “tham vọng” (điều mình chưa đạt được) và thỏa mản tham vọng của mình, chúng ta sẽ hạnh phúc. Nhưng khi tham vọng quá lớn lao, khiến cho chúng ta gặp quá nhiều trắc trở để đạt được nó, lúc đó bản thân ta sẽ đối mặt với một “ngã ba đường”. Một đường là từ bỏ tham vọng hoặc tìm một hướng đi khác để đạt được tham vọng, nhưng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn, một đường chính là dùng mọi biện pháp có thể nghĩ ra, bất kể đúng sai, luật pháp, đạo đức để đạt được tham vọng một cách nhanh nhất. Nếu chọn con đường thứ nhất, có thể nhiều người sẽ cảm thấy nản chí nhưng bù lại, nếu may mắn họ sẽ được tận hưởng trọng vẹn hơn cảm giác hạnh phúc khi đạt được tham vọng của mình. Còn nếu chọn con đường thứ hai, khi đã làm việc sai trái, thường tâm lý chúng ta hay run sợ, lo lắng. Và khi đạt được tham vọng của mình rồi,lại cứ lo một ngày nào đó những việc ta đã làm bị phanh phui, mọi thành công ta gây dựng sẽ sụp đổ. Với tâm lý như vậy, khi đạt được tham vọng, chúng ta sẽ không thấm thía được cảm giác hạnh phúc mà thay vào đó là một vòng tròn lo sợ,rồi tìm cách lấp đi nỗi sợ, làm những việc sai trái để che giấu điều xấu xa củabản thân, rồi lại lo sơ, cứ thế, một vòng tròn tội lỗi không có đường ra.
Trong một tác phẩm khác của mình, Nguyên Minh lại cho rằng “những người càng nhiều tham vọng thì cuộc sống càngtrở nên nhọc nhằn, tình cảm dễ khô cằn và niềm vui càng hiếm hoi”. Như vậy, dường như Nguyên Minh cho rằng “tham vọng” tỉ lệ nghịch với hạnh phúc. Tham vọng càng lớn, càng khó đạt được, con người ta lại càng dễ đánh mất chính mình để rồi đánh rơi hạnh phúc của bản thân. Xét ở một góc độ nào đó, ông có lý. Tuy nhiên, xét toàn cảnh câu nói của ông, tôi lại thấy có điều gì đó không hợp lý. Hợp lý là ở chỗ khi người ta đánh mất chính mình vì tham vọng, thì dĩ nhiên họ sẽ mất đi hạnh phúc. Hoặc giả người ta đánh mất đi tham vọng của mình, cảm thấyhụt hẫng, đau khổ, chán chường… và hạnh phúc đối với những người đó dường nhưlà một điều xa xỉ. Tuy nhiên, không hợp lý là ở chỗ bản thân tham vọng không có lỗi, mà theo tôi chính là người nuôi dưỡng tham vọng đó. Nếu người đó không làm chủ được bản thân để cho sự ham muốn cá nhân trỗi dậy quá mạnh mẽ làm mất đi bản chất tốt đẹp của bản thân thì người đó đã tự đánh chết hạnh phúc của mình. Có tham vọng, là có mục tiêu để vươn đến, có lý tưởng đế sống, để làm việc, đểchia sẻ…. Và khi đạt được tham vọng bằng chính công sức của mình, hiển nhiên ta sẽ cảm thấy hạnh phúc. Tôi còn nhớ rất rõ cảm giác sung sướng khi tôi ngồi cảmột buổi chiều chỉ để làm…một con diều, và khi làm xong thì cảm giác lúc đó cóthể xem là thật sự hạnh phúc. Dù sau đó con diều không bay được nhưng việc tự tay mình làm một món đồ chơi lần đầu tiên đã mang lại một cảm giác thật tuyệtvời. Có thể nói, theo tôi, hạnh phúc và tham vọng có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, giống như mặt trời và mặt trăng, không thể thiếu một trong hai.
Vậy, “tham vọng có đem lại hạnh phúc hay không?” Điều đó còn tùy thuộc vào bản thân mỗi người. Theo tôi, tham vọng sẽ mang lại hạnh phúc, với điều kiện bản thân ta phải kiểm soát được tham vọng của mình, biến tham vọng trở thành động lực và mục tiêu và thực hiện nó một cách đường đường chính chính. Tuy nhiên, nếu tham vọng lại trở thành một khaokhát quá cháy bỏng, khiến ta đánh mất chính mình, thì lúc đó, tham vọng lại trở thành mồ chôn của hạnh phúc.
Tóm lại, “tham vọng thực sự mang lại hạnh phúc cho mỗi người chúng ta nếu chúng ta biết kiểm soát bản thân và kiểm soát tham vọng của mình”. Ai cũng có tham vọng, tham vọng chính là mong muốn có được điều mình chưa có, hay kéo dài, tận hưởng lâu hơn những điều mình đã có và đang trân trọng nó, dù là nhỏ nhất. Nếu không có tham vọng, nghĩa là ta đã đánh mất mục đích sống, mất đi sự ham muốn đời thường của bản thân, cuộc sống trở nên vô nghĩa thì liệu lúc đó hạnh phúc có còn tồn tại chăng?