Thanh toán

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài năm 2016

Đăng bởi Marry Doe - 13/10/2016   |   Lượt xem: 9165

Theo quy định của pháp luật, công dân Việt Nam muốn kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam phải tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú.

Bỏ quy định phải công chứng, chứng thực bản sao sổ hộ khẩu và giấy tờ chứng minh về nhân thân.
  • Thêm một số trường hợp phải bổ sung hồ sơ: đã ly hôn tại nước ngoài; công dân VN đồng thời có quốc tịch nước ngoài…
  • Kết hôn với người nước ngoài: chỉ cần đến quận huyện
  • Thủ tục đăng ký kết hôn được điều chỉnh như sau chỉ cần một bên đi nộp hồ sơ.
  • Thời gian chờ phỏng vấn giảm xuống còn chậm nhất là 15 ngày, và sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết hôn sau khi phỏng vấn chậm nhất 05 ngày làm việc.
  • Bỏ quy định phải niêm yết việc kết hôn tại trụ sở Sở tư pháp.
  • Trường hợp có lý do chính đáng thì có thể gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn (tối đa 90 ngày).
Thủ tục đăng ký kết hôn Thủ tục kết hôn với người nước ngoài 2017 - 2018 như thế nào?

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Khi đăng ký kết hôn mà vợ hoặc chồng là người nước ngoài, là người Việt đang định cư ở nước ngoài hay giữa người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, bạn phải hoàn tất 01 bộ hồ sơ bao gồm:
  • Tờ khai đăng ký kết hôn
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
  • Hộ chiếu hoặc giấy CMND (đối với công dân Việt Nam)
  • Bản sao hộ khẩu/sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam)
Đối với người nước ngoài đang cư trú cần chuẩn bị: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như: giấy thông hành, thẻ cư trú, thẻ thường trú hoặc tạm trú hoặc chứng nhận tạm trú. Đối với các bản sao, nếu đương sự không có điều kiện để kịp chứng nhận sao y hợp lệ thì có thể xuất trình bản chính khi nộp bản copy để đối chiếu.

Trình tự giải quyết thủ tục

Khi đã chuẩn bị đủ bộ hồ sơ, một trong hai bên vợ hoặc chồng sẽ đến nộp trực tiếp tại ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, nơi công dân đó đang thường trú. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Việc phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp để làm rõ nhân thân và sự tự nguyện kết hôn, mức độ hiểu nhau của hai bên sẽ được tiến hành trong vòng 15 ngày kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ. Nếu có yêu cầu xác minh thông tin từ Sở Tư pháp đến các cơ quan công an, thời hạn giải quyết kéo dài không quá 10 ngày làm việc. Sau đó, Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn cho UBND tỉnh/thành phố khi đã nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, ý kiến của cơ quan công an. Khi làm thủ tục đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Trong vòng 05 ngày tiếp theo khi nhận được giấy chứng nhận, buổi lễ đăng ký kết hôn sẽ được tổ chức long trọng tại Sở Tư pháp. Hai bên cần có mặt để ký vào giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn. Mỗi bên vợ hoặc chồng sẽ được trao 01 bản chính của giấy chứng nhận kết hôn. *Lưu ý: Trong trường hợp hai bên nam, nữ có yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hô thì không được quá 90 ngày. Nếu quá thời hạn trên, bạn phải thực hiện lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Hà Anh và ông xã Olly nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn Hà Anh và ông xã Olly nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại UBND phường.

Trường hợp bị từ chối đăng ký kết hôn

Nếu vi phạm vào một trong những trường hợp sau sẽ bị từ chối đăng ký kết hôn: a) Một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam b) Bên kết hôn là công dân nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú đối với người không quốc tịch c) Việc kết hôn không do nam, nữ tự nguyện quyết định d) Có sự lừa dối, cưỡng ép kết hôn đ) Một hoặc cả hai bên kết hôn là người đang có vợ, đang có chồng e) Một hoặc cả hai bên kết hôn là người mất năng lực hành vi dân sự g) Các bên kết hôn là những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời. h) Các bên kết hôn đang hoặc đã từng là cha, mẹ nuôi và con nuôi, bố chồng và con dâu, mẹ vợ và con rể, bố dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng i) Các bên kết hôn cùng giới tính (nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ) k) Kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào