Thanh toán

Thú vị Lễ thú phạt

Đăng bởi Marry Doe - 27/07/2017   |   Lượt xem: 11729

Người xưa có câu "trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng" và quan niệm "cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đó". Quan niệm đó thường phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ nhiều hơn các địa phương khác. Khi con cái lớn lên phải nghe lời cha mẹ lấy vợ hoặc lấy chồng, hôn nhân được định trước mặc dù hai đứa con của hai nhà chưa từng một lần gặp mặt. Có khi mối duyên bát đầu từ lời hứa của hai người cha trong một buổi tiệc hoặc bắt đầu bằng việc mai mối.

Người xưa có câu "trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng" và quan niệm "cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đó". Quan niệm đó thường phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ nhiều hơn các địa phương khác. Khi con cái lớn lên phải nghe lời cha mẹ lấy vợ hoặc lấy chồng, hôn nhân được định trước mặc dù hai đứa con của hai nhà chưa từng một lần gặp mặt. Có khi mối duyên bát đầu từ lời hứa của hai người cha trong một buổi tiệc hoặc bắt đầu bằng việc mai mối.   Lễ thú phạt ngày xưa Ngày xưa người ta rất xem trọng câu "  hộ đối môn đăng". (Ảnh minh họa)   Từ đó có những câu chuyện đẫm lệ xảy ra khi hai người phải lòng nhau lại không đến được với nhau và hiếm khi được hai nhà thuận lòng tác hợp. Cũng chính vì thế có nhiều người không cần cưới hỏi, bước vào nhà trai đường đường chính chính mà vì tình yêu họ chấp nhận theo sống cùng chàng trai. Mặc dù chuyện không tốt đẹp gì vào thời xưa nhưng người nhà trai cũng tha thứ và chấp thuận.   Lúc này hai gia đình sẽ gặp gỡ, bàn bạc để tổ chức tác hợp cho đôi trẻ. Lễ này không được gọi là lễ cưới mà gọi là "Lễ thú phạt". Lễ thú phạt là một buổi lễ nhỏ với sự hiện diện của hai gia đình và những người họ hàng ruột thịt. Nhà trai cậy nhờ một người có uy tín trong thân tộc, am tường nghi lễ, có tài ăn nói làm chủ lễ. Buổi lễ không thể thiếu mâm trầu rượu, vàng vòng, cặp vịt rồi cùng cô dâu, chú rể sang bên nhà gái.   Lễ thú phạt ngày xưa Đôi khi chỉ xuất phát từ một câu hò trên sông người ta đã phải lòng nhau nhưng khó tiến đến hôn nhân (Ảnh minh họa)   Ngày xưa những gia đình nghèo quá không có tiền sắm lễ vàng vòng thì cũng phải cố gắng mua bằng được đôi bông tai vàng, nhỏ lớn cũng được nhưng phải có. Bông tai thời xưa không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi, muốn cưới vợ phải sắm được bông tai vì bông tai là duyên của người con gái.   Đến với nhà gái, chủ lễ trình lễ bằng cách rót rượu tạ lỗi, trình bày và xin nhà gái bỏ qua cho lỗi của hai trẻ và vui lòng tác hợp để hai trẻ được ăn đời ở kiếp với nhau. Dù với bất cứ lý do gì nhưng vì chuyện đã rồi, nhà gái vẫn nhắm mắt đồng ý cho qua chuyện vì bây giờ có không bỏ qua cũng không thể làm được gì, đôi trai gái đã ăn ở với nhau trước rồi.   Lễ thú phạt ngày xưa Sau buổi lễ hai người được chính thức công nhận là vợ chồng (Ánh minh họa)   Sau khi nghi thức lễ đã xong là lúc hai gia đình, hàng xóm láng giềng cùng đến chung vui và uống rượu mừng cho đôi trẻ. Lễ tàn cũng là lúc nhà trai ra về, hai bạn trẻ được công nhận chính thức là vợ chồng, chính thức được hai gia đình, người thân và xóm làng công nhận.   Ngày nay "Lễ thú phạt" mà nhiều người còn gọi là "lễ phạt" hay "lễ phú phạt" đều đúng cả, lễ hiện đại không câu nệ về lễ nghi gia giáo mà chú trọng việc bàn tính tương lai cho hai trẻ. Lễ diễn ra êm đẹp với sự đồng thuận từ trước của hai gia đình, mọi người chuyện trò vui vẻ, cùng dùng cơm, dùng rượu thân mật. Lễ cũng là dịp ra mắt một vài họ hàng thân tộc của đôi bên.   Lễ thú phạt ngày xưa Khay trầu rượu và đôi bông là phẩm vật không thể thiếu trong buổi lễ thú phạt (Ảnh minh họa)   Lễ thú phạt là một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi của người Việt Nam, trải qua biết bao thế hệ lễ vẫn còn bảo tồn khá trọn vẹn cho đến ngày hôm nay. Ý nghĩa sâu sắc của Lễ thú phạt là sự linh hoạt trong việc tác hợp cho đôi trai gái khi "chuyện đã rồi" và thể hiện được tính nhân văn, lòng nhân ái của con người dành cho đôi trẻ yêu thương nhau, có nguyện vọng gắn bó với nhau suốt đời nhưng vì trái ngang nghịch cảnh không đến được với nhau. Chuyện hôn nhân cưới gả mặc dù không diễn ra suông sẻ như ý muốn nhưng dù sao Lễ thú phạt cũng làm ấm lòng những người trong cuộc.   Shop cho thuê áo cưới giá rẻ luôn sưu tầm và chia sẻ những phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam, những nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn. Mong được nhiều ý kiến đóng góp để bài viết thêm hoàn chỉnh và giới thiệu rộng rãi đến mọi người

Bình luận

Viết Đánh Giá
N
Cho xin mẫu bài phát biểu tại nhà nữ trong lễ phú phạt ở miền tây nam bộ
N
Quê mình cũng có phong tục này nè. Lúc nhỏ mình hay thấy, nay lớn rồi ít thấy lễ này rồi