Thanh toán

Tiền mừng cưới

Đăng bởi Marry Doe - 05/07/2017   |   Lượt xem: 1648

Trước khi tổ chức đám cưới, cô dâu chú rể cần bàn bạc rõ về các vấn đề như ai sẽ là người trả tiền cho các khoản chi phí, tiền mừng sẽ sử dụng như thế nào...

1. Ai chi trả cho đám cưới

Khi tổ chức đám cưới, chi phí sẽ là vấn đề "đau đầu" nhất đối với các đôi uyên ương. Không phải cô dâu chú rể nào cũng có đủ khả năng để thanh toán toàn bộ các khoản chi tiêu trong ngày trọng đại, nhưng nhờ tới cha mẹ hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ cũng là điều cần cân nhắc vì nó sẽ ảnh hưởng lớn tới kế hoạch đám cưới và phải tính toán sao cho mọi người đều vui vẻ.


de tien mung khong anh huong vo chong moi cuoi, to chuc dam cuoi, chi tieu, tien mung cuoi
 

Cách tốt nhất là cô dâu chú rể tự trả mọi khoản cho đám cưới, như vậy bạn sẽ có quyền quyết định lớn trong việc chuẩn bị, phong cách đám cưới. Còn nếu kinh tế không dư dả, cần nhờ tới sự giúp đỡ của gia đình thì bạn chỉ nên để bố mẹ lo chi phí cho phần tiệc cưới, còn đôi uyên ương vẫn cần đảm nhận chi phí cho các trang trí tại nhà, tại khách sạn hoặc các công việc nhỏ khác.

Ngoài ra, hiện nay nhiều đôi uyên ương còn chọn cách tổ chức hai đám cưới, một đám cưới dành cho cha mẹ, họ hàng... và một đám cưới dành riêng cho bạn bè thân thiết. Khi đó, cha mẹ sẽ là người chi trả toàn bộ ngân sách cho đám cưới dành cho các vị khách lớn tuổi, còn cô dâu chú rể sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về đám cưới dành cho bạn bè. Ở mỗi đám cưới khác nhau, ai là người lo chi phí sẽ là người quyết định mọi việc. Điều này sẽ khiến cả cha mẹ và đôi uyên ương hài lòng vì cả hai đều có không gian riêng và được làm theo những ý định của mình.

2. Tiền mừng đám cưới thuộc về ai

Việc chi phí đám cưới do ai trả sẽ quyết định phần nào vấn đề này. Thường cô dâu chú rể sẽ phải gửi lại cha mẹ những khoản tiền mà các bậc phụ huynh chi ra, sau đó tiền mừng còn lại mới do đôi uyên ương giữ để dành chi tiêu.


de tien mung khong anh huong vo chong moi cuoi, to chuc dam cuoi, chi tieu, tien mung cuoi
 

Nhưng với nhiều gia đình, việc phân chia tiền mừng giữa nhà trai và nhà gái thường gặp nhiều "khúc mắc" do không bàn bạc ngay từ đầu. Vì vậy để tránh những cãi vã, xung đột, cô dâu chú rể nên tế nhị nói chuyện với cha mẹ hai bên để bàn rõ về tiền mừng sau đám cưới.

3. Cách sử dụng tiền mừng đám cưới

Sau khi đám cưới kết thúc, cô dâu chú rể thanh toán xong mọi khoản chi phí cho đám cưới, bạn sẽ dư ra một khoản tiền. Nếu được quyền sử dụng trọn vẹn khoản tiền mừng này, đôi uyên ương nên bàn bạc với nhau để "xử lý" khoản tiền này. Tiền còn lại sau đám cưới có thể dành để đi trăng mật, hoặc sử dụng để cô dâu chú rể mua sắm đồ đạc cho ngôi nhà mới. Nếu không có nhu cầu chi tiêu, bạn nên gửi tiết kiệm để "làm vốn" cho cuộc sống mới.

(st)

Bình luận

Viết Đánh Giá
H
hai vợ chồng mình chỉ nhận tiền mừng cưới của bạn bè mình mời, còn bạn bè khách khứa bố mẹ thì bố mẹ giữ tiền mừng.
H
thường thì khi cưới nhà nào tổ chức nhà nấy nên tiền mừng cưới của ai nấy giữ, trừ khi hai nhà tổ chức chung thì cần phân biệt khách mời của ai để không phải xích mích vấn đề tiền mừng cưới
B
chuyện này cũng là một vấn đề, ai chi trả cho đám cưới thì tiền mừng người đó sẽ giữ. Nếu sau khi chi trả hết và còn dư lại thì nên nói với bố mẹ, cùng bàn bạc số tiền còn lại. Bạn nên nhớ rằng những vị khách mời hôm nay gửi tiền mừng cho bạn thì ngày sau bạn phải trả lại cho người ta khi được mời. Bố mẹ cũng vậy. Số tiền mừng bạn giữ nhưng sau bố mẹ phải đi trả lại cho người ta sẽ không vui vẻ gì đâu.