Đăng bởi Marry Doe - 13/12/2019 | Lượt xem: 904
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 5 - 7% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các rủi ro cho cả mẹ và bé như thai lưu, sinh non, kiểm soát kịp thời mới có thể bảo vệ con yêu và vượt cạn mẹ tròn - con vuông.
Những ai thường mắc tiểu đường thai kỳ?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bao gồm:
-
Phụ nữ trên 25 tuổi.
-
Gia đình có người bị đái tháo đường
-
Béo phì (có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với người bình thường)
-
Có tiền sử bất thường về dung nạp glucose hoặc suy giảm dung nạp Gluco lúc đói
-
Phụ nữ có tiền sử đẻ con to > 4000gr
-
Phụ nữ đã từng bị sảy thai, thai chết lưu không rõ nguyên nhân
-
Mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai;
-
Huyết áp cao.
-
Mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang.
Biểu hiện của tiểu đường thai kỳ?
Có những trường hợp các bà mẹ có dấu hiệu và đã sống chung với bệnh tiểu đường mà không hề hay biết. Cụ thể, dấu hiệu của bệnh bao gồm:
-
Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều
-
Nước tiểu có nhiều kiến bâu ...
-
Sụt cân không rõ nguyên nhân
-
Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức
-
Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu...
-
Khó lành các vết trầy xước, vết thương
Ảnh hưởng của bệnh đến người mẹ như thế nào?
Khi lượng insulin sản sinh không đủ, dẫn đến đường trong máu tăng cao. Nếu không được kiểm soát tốt, chỉ số tiểu đường có thể truyền lượng đường đến thai nhi. Bên cạnh đó gây những chứng nguy hiểm cho cả mẹ như:
-
Tăng tỷ lệ sẩy thai, thai chết lưu
-
Nguy cơ sinh mổ cao
-
Chảy máu kinh nguyệt nhiều sau khi sinh
-
Nhiễm khuẩn niệu
-
Ảnh hưởng về lâu dài tới sức khỏe
-
Huyết áp cao gây áp lực cho tim và thận
-
Tiền sản giật gây ra tình trạng sinh non
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
Lượng đường glucose thừa trong máu làm thai nhi phát triển to hơn bình thường. Em bé của những bà mẹ bị bệnh có thể nặng lên đến 4 kg khi sinh. Bên cạnh đó còn một số nguy cơ khác mà em bé có thể mắc phải nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ bao gồm:
-
Dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trong tử cung.
-
Sang chấn cho thai trong lúc sanh vì thai to: gãy xương đòn, trật khớp vai, tổn thương thần kinh cánh tay.
-
Hạ đường máu, hạ canxi máu sau sanh.
-
Suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh, tăng tỷ lệ tử vong sơ sinh.
Để phòng các vấn đề sức khoẻ có thể xảy ra cho trẻ, bác sĩ phải theo dõi bệnh tiểu đường và điều trị để kiểm soát lượng đường huyết.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ - Phát hiện sớm để điều trị hiệu quả
Có nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Dựa vào kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Đồng thời sàng lọc các nguy cơ gây hại cho cả mẹ và em bé. Bởi vậy mà xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng trong suốt hành trình mang bầu.
Nên thực hiện xét nghiệm ở tuần bao nhiêu?
Các mẹ nên tiến hành xét nghiệm từ tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ. Ở những mẹ bầu đang ở độ tuổi trên 35, cần tầm soát và xét nghiệm ngay từ những tuần đầu tiên. Thực hiện đều đặn việc kiểm tra chỉ số tiểu đường là việc vô cùng quan trọng nhằm kiểm soát bệnh và để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Để kiểm soát được sức khỏe trong suốt quá trình mang bầu, ngay từ những tháng đầu tiên mẹ nên đăng ký ngay dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với rất nhiều ưu điểm như: tiến hành các xét nghiệm cần thiết, trong đó bao gồm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, tiêm chủng cần thiết,... Để được thăm khám hoặc tư vấn chi tiết mời mẹ bầu liên hệ đến tổng đài 1900 1806.