Hiếm muộn cầu con cái thì thử đến 1 trong 7 ngôi chùa này
1. Chùa Hương (Hương Sơn, Hà Nội)
Theo tương truyền, các cặp vợ chồng hiếm muộn cầu con cái thường đến đây để cầu xin trời phật ban cho một mụn con để khỏi cô quạnh khi tuổi già. Việc này đã có từ xa xưa và đã tạo thành nếp được học giả Phan Kế Bính chép vào sách “Việt Nam phong tục”.
Mỗi năm, hàng trăm các cặp vợ chồng hiếm muộn cầu con cái đến đây làm lễ.
Cụ thể: “Nhà nào hiếm muộn thì cầu tự. Cầu tự có nhiều cách: Người thì uống thuốc cho bổ huyết, người thì cho tại đất tuyệt đinh, nhờ thầy địa lý dịch mả, người thì đi lễ bái chùa này miếu nọ để cầu Phật, Thánh độ cho có con. Về tháng giêng, tháng hai, vợ chồng thiên hạ thường dắt díu nhau vào lễ chùa Hương Tích (thuộc phủ Mỹ Đức tỉnh Hà Nội, nay là huyện Mỹ Đức, Hà Nội) để cầu tự.
Trong chùa có một hang đá, thạch nhũ mọc lổm chổm hai bên, tục gọi là núi Cô, núi Cậu.
Núi Cô, Núi Cậu – nơi cầu con trai, con gái của các vợ chồng hiếm muộn.
Các người cầu tự đem vàng, hương, oản, lễ đến chùa, rồi thì đem quà bánh đến chỗ hang thạch nhũ ấy, coi hòn nào thích mắt thì xoa tay vào đầu mà khấn: Cậu về ở với vợ chồng nhà tôi nhá. Ai nhiều con trai rồi muốn cầu con gái thì sang dãy núi Cô cũng nói như vậy. Khấn xong lúc trở ra về, ăn thì thêm bát thêm đũa, đi đò thì trả thêm một suất tiền cho người lái đò, làm như đã có một người đi theo vậy. Nếu về nhà mà sau vợ có mang sinh con thì mỗi năm phải đem con về chùa lễ tạ ơn Phật”.
Theo tập tục đó, nếu bạn hiếm muộn cầu con cái ở chùa Hương để thì nhớ rằng trên đường về nếu ăn uống thì phải xin thêm bát đũa, đi đò qua suối Yến thì trả thêm một xuất tiền giống như có một người đi theo thì mới linh ứng.
2. Đền Sinh (Chí Linh, Hải Dương)
Khu di tích đền Sinh – đền Hóa nằm trong quần thể di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đúng như cái tên của đền, không chỉ nổi tiếng về cầu tài lộc, cầu công danh mà nơi đây còn nổi tiếng linh thiêng giúp bố mẹ hiếm muộn cầu con cái.
Đền Sinh là địa chỉ tâm linh dành cho những cặp vợ chồng cầu tự
Trong đền có một phiến đá là Đức Thánh mẫu Thạch Bàn (cao chừng 3m, rộng 5m) có hình dáng như người phụ nữ đang nằm ngửa lúc lâm bồn. Tương truyền rằng, người vô sinh hiếm muộn cầu con cái đều sờ vào phiến đá với mong muốn xin được phước lành.
3. Đền Mẫu Lăng Sương (Phú Thọ)
Đền Lăng Sương là ngôi đền được xây dựng từ thời Thục An Dương Vương là nơi thờ Tản Viên sơn thánh và thân mẫu của ngài – là mẫu Đinh Thị Đen nên đền này còn có tên khác là đền Thánh mẫu.
Cổng dẫn vào đền Lăng Sương thờ Thánh Mẫu
Theo tương truyền, bà Đinh Thị Đen là người phụ nữ Mường, quê ở xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn. Trong một lần đi làm đồng bà ướm chân vào hòn đá rồi về thụ thai nên chồng nghĩ bà ngoại tình. Bị dân làng đàm tiếu, bà bỏ đi đến Động Lăng Sương thì hạ sinh và nuôi dạy Tản Viên.
Lễ dâng Thánh mẫu ở đền Lăng Sương
Ngôi chùa này thờ thánh mẫu nên người ta tin rằng đây là ngôi đền cầu tự linh thiêng, vì vậy hàng năm, đặc biệt là các dịp lễ tết có rất nhiều cặp đôi hiếm muộn cầu con cái ở đây và họ tin rằng sẽ được như ý nguyện.
4. Đền Mẫu Đông Cuông (Văn Yên, Yên Bái)
Đền Đông Cuông (Văn Yên, Yên Bái) cũng là một địa danh linh thiêng. Ngôi đền này tọa lạc trong khuôn viên rộng với thế “rồng chầu hổ phục” âm dương hài hòa.
Đền Đông Cuông tọa lạc trong khuôn viên rộng với thế “rồng chầu hổ phục” âm dương hài hòa.
Người ta truyền tích về vị quan Pháp chăm chỉ hương lễ, cầu nguyện đã xin được con ở ngôi chùa này nên họ vào sự linh thiêng trong việc cầu tự ở đây. Hàng năm có hàng trăm cặp vợ chồng hiếm muộn cầu con cái mang lễ đến và tin vào sự linh thiêng ở ngôi đền này.
5. Chùa Đô Mỹ (Hà Trung, Thanh Hóa)
Ngôi chùa Đồ Mỹ này nằm ở địa phận xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Chùa được xây dựng từ thời vua Khải Định và người dân ở đây quan niệm rằng ngôi chùa này cực kì linh thiêng đến mức nếu thành tâm cầu nguyện sẽ “cầu được ước thấy”.
Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn cầu con cái khi tìm về chùa Đô Mỹ.
Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn về đường con cái khi tìm về đây để cầu nguyện xin một đứa con, họ hành lễ, ăn chay niệm phật. Vì sự linh thiêng này mà càng ngày càng có nhiều người đến cầu xin ở đây.
6. Chùa Ngọc Hoàng (Quận 1, TP Hồ Chí Minh)
Chùa Ngọc Hoàng (hay còn gọi là chùa Phước Tư) nằm ở trung số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, TP. HCM. Đây được xem như là “địa chỉ đỏ” của những người hiếm muộn cầu con cái. Người dân địa phương và những vùng lân cận đến đây cầu con thường tâm niệm con cái là phúc trời phật ban, nên cực kỳ ứng nghiệm.
Chùa Ngọc Hoàng được xem như là “địa chỉ đỏ” của những người hiếm muộn, vô sinh.
7. Chùa Từ Quang (Bình Chánh – TP. Hồ Chí Minh)
Ở TP.HCM, còn có một ngôi chùa cầu con cũng rất linh nghiệm khác, được nhiều người truyền miệng là chùa Từ Quang – tọa lạc trên quốc lộ 1, đoạn đi qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Theo những người dân địa phương, lượng người vô sinh hiếm muộn đi chùa cầu con cực kì đông, đặc biệt là vào những ngày rằm hoặc các ngày lễ lớn. Lễ vật cầu con của các phật tử tới chùa cũng rất độc đáo thường là những món đồ chơi, hoặc vật dụng dành cho trẻ con như: bánh ngọt, sữa, áo quần, đồ chơi của trẻ em…
Lễ vật cầu con của các phật tử ở chùa Từ Quang rất độc đáo thường là những món đồ chơi, hoặc vật dụng dành cho trẻ con.
Trên đây là danh sách 7 ngôi chùa “cầu con” nổi tiếng khắp Việt Nam mà các bố mẹ đang mong con, hiếm muộn, vô sinh có thể tham khảo.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, không có bằng chứng nào cho thấy việc đi lễ, đi cầu giúp nhiều cặp vợ chồng có con, nhưng cũng không thể phủ nhận là việc đi lễ giúp nhiều người giải tỏa được tâm lý căng thẳng và đạt hiệu quả tốt hơn trong điều trị.
Bởi lẽ, trong nhiều nghiên cứu khoa học về vô sinh, hiếm muộn cũng đã khẳng định yếu tố tâm lý rất quan trọng, nhiều khi mang tính quyết định đến khả năng thành công, nhất là ở người phụ nữ.
Chúc các bạn sớm đón được con yêu!
st