Thanh toán

Tất tần tật về tráp ăn hỏi 7 lễ theo truyền thống miền Bắc

Đăng bởi Marry Doe - 26/08/2020   |   Lượt xem: 2744

Chuẩn bị những tráp ăn hỏi như thế nào là đúng và đủ, nhất là tráp ăn hỏi 7 lễ vì đây là tráp thông dụng nhất ở các đám hỏi hiện nay.

Lễ ăn hỏi hay còn được gọi là lễ đính hôn là ngày trọng đại của các cặp đôi theo phong tục tập quá của người Việt Nam từ xa xưa. Nghi lễ này chính là thông báo chính thức về việc kết thông gia giữa hai bên gia đình nhà trai và nhà gái. Đây là một trong 3 nghi lễ trọng đại của các cặp đôi, trước đó là lễ dạm ngõ và sau đó là lễ cưới. Nhà trai sẽ mang những lễ vật đã được hai bên gia đình thống nhất từ trước đến nhà gái, tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa rõ việc chuẩn bị những tráp ăn hỏi như thế nào là đúng và đủ, nhất là tráp ăn hỏi 7 lễ vì đây là tráp thông dụng nhất ở các đám hỏi hiện nay.

Bộ tráp ăn hỏi 7 lễ gồm những gì?

Một bộ tráp ăn hỏi 7 lễ đầy đủ theo đúng truyền thống sẽ tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và hạnh phúc mà nhà trai muốn gửi đến nhà gái khi đội bê tráp mang sang trao cho đội đỡ tráp. Vậy cụ thể bộ tráp ăn hỏi 7 lễ sẽ gồm có những gì? Ý nghĩa của từng tráp lễ ra sao?

Theo phong tục trong đám cưới và đám hỏi của người Việt Nam thì một bộ tráp ăn hỏi 7 lễ sẽ bao gồm:

1. Tráp trầu cau: Bên cạnh ý nghĩa "miếng trầu là đầu câu chuyện" thì trâu cau còn gắn liền với câu chuyện về sự son sắt thủy chung, tình cảm bền vững mà không gì có thể lung lay được. Nên đây được xem là tráp lễ vật không thể thiếu, dù là tráp ăn hỏi 7 lễ, 9 lễ hay 11 lễ thì trầu cau vẫn là tráp đầu tiên và quan trọng nhất. Những quả cau phải chọn những quả tròn đầy để tượng trưng cho sự trọn vẹn, mỗi quả cau sẽ được dán chữ hỷ và trang trí bằng nơ đỏ. Số lượng cau sẽ là số chẵn và thường là 100 quả thể hiện mong ước vợ chồng có thể  trăm năm hạnh phúc.

2. Tráp rượu và thuốc lá: đây chính là sự hiếu thảo mà con cháu đối với tổ tiên, đây cũng được xem như lời mời tổ tiên về chứng giám cho việc thành đôi của cô dâu chú rể cũng như sự hòa hợp trong mối quan hệ mới của hai gia đình nhà trai nhà gái. Bên cạnh đó, tráp rượu và thuốc là trong bộ tráp ăn hỏi 7 lễ còn tượng trưng cho sự mặn nồng của cặp đôi trong tương lai.

3. Tráp hoa quả: hoa quả tượng trưng cho tấm lòng thành của nhà trai gửi đến cho nhà gái, thêm vào đó trái cây cũng thể hiện cho sự ngọt ngào và sinh sôi với mong muốn cô dâu chú rể tương lai sẽ luôn lãng mạn và nhanh chóng có con cái.

Bộ tráp ăn hỏi 7 lễ gồm những gì? Marry Tất tần tật về tráp ăn hỏi 7 lễ theo truyền thống miền Bắc

4. Tráp bánh cốm: trong bộ tráp ăn hỏi 7 lễ sẽ có hai loại bánh là bánh cốm và bánh phu thê. Bánh cốm với vỏ màu xanh tượng trưng cho sự no đủ, đồng thời bánh cốm giản dị gợi nhắc đến việc nâng niu những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Tráp bánh cốm sẽ được trang trí bằng nơ đỏ để thể hiện sự may mắn.

5. Bánh phu thê: loại bánh cổ truyền từ thới Lý này gắn với giai thoại tình yêu đẹp nên tráp bánh phu thê mang ý nghĩa mong ước cặp đôi sẽ luôn gắn bó cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống để xây dựng một mái ấm đủ đầy.

6. Tráp mứt sen: mứt sen mang nhiều ý nghĩa sâu sắc tượng trưng cho sự sum họp, con cháu đầy nhà đến cho cô dâu chú rể với một tương lai vợ chồng sung túc, hạnh phúc bên con cháu. Ngoài ra, vị ngọt bùi của mứt sen còn đem đến cảm giác ấm áp và dịu dàng.

7. Tráp chè: đi cùng với mứt sen chính là trà, tráp chè tượng trưng cho sự kính trọng, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Thêm vào đó, chén trà còn thể hiện sự gắn bó bền của mọi người với nhau. Tráp chè trong bộ tráp ăn hỏi 7 lễ luôn được trang trí vô cùng sang trọng và đẹp mắt.

Tất cả những tráp lễ này sẽ được đội bê tráp của nhà trai mang sang gửi nhà gái để thể hiện sự lòng chân thành, lời cảm ơn đến cha mẹ nhà gái về công lao nuôi dưỡng và lời hứa sẽ để cho cô dâu tương lai có cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn nhất.

>>Xem thêm: Bộ tráp ăn hỏi theo phong tục Hà Nội xưa của Á hậu Thanh Tú

Quy trình trao nhận 7 tráp ăn hỏi

Tất tần tật về tráp ăn hỏi 7 lễ theo truyền thống miền Bắc Marry

1. Chuẩn bị: Sau khi hai bên gia đình thống nhất về số lượng tráp thì nhà trái sẽ về để chuẩn bị cẩn thận bộ tráp ăn hỏi 7 lễ để đợi ngày lành thánh tốt mang sang nhà gái. Nhà trai sẽ chuẩn bị thêm một đội bê tráp còn nhà gái sẽ là đội đỡ tráp. Đến ngày ấn định, các thành viên trong nhà trai sẽ mang tráp tới nhà gái.

2. Trao đỡ tráp: Khi chuẩn bị đến nhà gái, nhà trai sẽ sắp xếp đội hình với người đi đầu là người có vai vế lớn cũng như có tiếng nói trong gia đình, thường là ông bà, tiếp đến là đến cha mẹ, chú rể, các thành viên đội bê tráp và cuối cùng là các thành viên còn lại trong gia đình. Khi đã đến nhà gái, hai bên gia đình chào hỏi thì đội bê tráp nhà trao sẽ trao tráp cho đội đỡ tráp ở nhà gái để mang bộ tráp ăn hỏi 7 lễ vào nhà. Các chàng trai cô gái trong đội bê tráp sẽ được gia đình hai bên đưa trước cho những bao lì xì để khi trao tráp xong sẽ trao những bao lì xì để "lại duyên" cho nhau

3. Nhận và mở tráp: Khi đã trao tráp xong, hai gia đình sẽ vào nhà để ngôi trò chuyện bới nhau. Nhà gái sẽ bắt đầu giới thiệu từng người có mặt đại diện cho gia đình trong trong lễ hỏi và nhà trai cũng sẽ giới thiệu những người đại diện trong gia đình. Người đứng đầu đại diện cho gia đình nhà trai sẽ phát biểu lý do đến nhà gái, giới thiệu từng tráp lễ trong 7 tráp ăn hỏi. Đại diện nhà gái sẽ chấp nhận và cảm ơn những tráp lễ của nhà trai. Tiếp theo mẹ cô dâu sẽ cùng mẹ chú rể sẽ mở tráp và sau đó các thành viên của hai gia đình cùng trò chuyện với nhau.

4. Cô dâu ra mắt hai nhà:  Khi bắt lễ hỏi thì cô dâu không có mặt. Mẹ cô dâu sẽ lên phòng để dẫn cô dâu xuống ra mắt gia đình hai bên nhà trai và nhà gái (ở một số nơi có thể là chú rể sẽ lên đón cô dâu). Cô dâu bắt đầu chào hỏi và rót nước mời gia đình nhà trai, chú rể cũng sẽ làm việc tương tự để mời nước gia đình nhà gái.

Quy trình trao nhận 7 tráp ăn hỏi lễ gia tiên Marry Tất tần tật về tráp ăn hỏi 7 lễ theo truyền thống miền Bắc

5. Làm lễ gia tiên: Sau khi ra mắt gia đình hai bên, mẹ của cô dâu sẽ chọn một vài loại vật phẩm trong các tráp để lên bàn thờ gia tiên và thắp hương cúng tổ tiên ông bà để thông báo vê sự xuất hiện của nhà trai cũng như gia đình sẽ có thêm một thành viên mới. Tiếp đó, cô dâu và chú rể cũng sẽ tiến tới để thắp hương cho bàn gia tiên để cầu mong sự chứng giám từ các bậc tiền nhân cho sự thành đôi của hai người.

6. Bàn về lễ cưới: Khi việc thắp hương gia tiên hoàn tất thì hai gia đình sẽ ngồi lại bên nhau để tính tiếp chuyện đám cưới cho cô dâu và chú rể. Các vấn đề trao đổi sẽ xoay quanh thời điểm tổ chức đám cưới, ngày giờ rước dâu, lễ cưới, bàn tiệc,... 7. Lại quả: Nhà gái sẽ tiến hành chia các tráp lễ lại cho nhà trai được gọi là lại quả. Theo quan niệm cũng như phong tục truyền thống thì trong việc này cần lưu ý đồ lại quả sẽ phải là số chẵn, chỉ dùng tay để chia cũng như không được đậy nắp tráp mà phải để ngửa nắp lên. Nhà gái trao lại tráp cho nhà trai và nhà trai xin phép về để chuẩn bị cho đám cưới trong tương lai.

Đám hỏi là một ngày lễ quan trọng nên các cặp đôi và gia đình nên lưu ý một số vấn đề để nghi lễ diễn ra suôn sẻ. Trong đó, việc chuẩn bị các tráp lễ cũng là một phần cần phải chăm chút, nên qua các thông tin về 7 lễ ăn hỏi gồm những gì sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm nhằm chuẩn bị chu đáo và cẩn thận nhất.

>> Xem thêm: Mâm lễ ăn hỏi 9 tráp truyền thống miền Bắc gồm những gì?

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào