Về sứckhỏe
9.Ăn
đủ ba bữa một ngày, đúng giờ và đủ dinh dưỡng
Giảm lượng carbohydrate từ gạo, tinh bột, ngũ cốc…
khoảng 30% so với bình thường. Ăn nhiều rau quả, dùng nước trái cây, chọn những
loại thức ăn có nhiều vitamin và chất khoáng, và điều quan trọng là phải giữ
đúng lịch ăn 3 bữa chính. Tuyệt đối tránh thức ăn nhanh và các loại thực phẩm
chế biến sẵn, vì chúng có giá trị dinh dưỡng thấp, lại chứa nhiều calorie, có
thể khiến bạn luôn trong trạng thái đầy hơi và căng bụng.
10.Tập
thể dục 3-4 lần/ tuần
Leo lên cầu thang, đứng để trả lời điện thoại, ra
vào chỗ làm việc khi cần, thở sâu khi làm việc, xếp lịch tập thể dục 3-4 lần/tuần
trong vòng 6 tháng trước ngày cưới… những việc này đều có tác dụng đốt nhiều
calorie trong cơ thể bạn. Giảm cân đúng cách và nhẹ nhàng sẽ khiến bạn tự tin
hơn khi ướm chiếc váy cưới vào người. Khỏe mạnh tự tin bạn sẽ không còn biểt đến
khái niệm “stress”.
11.Uống
nhiều nước và hạn chế đồ uống có cồn
Uống khoảng 8 cốc nước/ngày giúp hòa tan và loại những
chất độc hại ra ngoài cơ thể. Cũng trong thời gian trước lễ cưới, bạn thường có
những bữa tiệc cùng bạn bè người thân. Thức ăn ngon lành tràn ngập trong các bữa
tiệc như thế có thể nhanh chóng khiến việc ăn kiêng giảm cân của bạn phá sản.
Bia rượu chúc tụng nhau trong bữa tiệc cũng có thể là kẻ thù của làn da đẹp.
Hãy hạn chế tối đa đồ uống có cồn và những món ăn giảu calorie. Nếu không từ chối
được hãy uống thật ít, sau đó uống nhiều nước và ăn rau quả để làm loãng bớt
tác dụng của rượu.
12.Cho
mình có thời gian để ngủ
Cả tháng trước ngày cưới, với hàng trăm thứ lo toan
lẩn quẩn trong đầu bạn sẽ luôn vào tình trạng kiệt sức. Giải pháp đơn giản và cực
kỳ hiệu quả giúp bạn giảm stress và hồi sức nhanh nhất sau một ngày bận rộn là
“ngủ, ngủ và ngủ”. Không cần nhiều thời gian hơn bình thường, chỉ là hãy ngủ
sâu nhất có thể, và không lo toan nghĩ ngợi gì trong đầu.
13.Đi
đến spa thư giãn
Với nhiều người đây không hẳn là một thói quen, và
cũng có phần hơi xa xỉ. Hãy tự cho phép mình “hoang phí” một tí, đến một spa nhẹ
nhàng thanh tao để tận hưởng các liệu pháp thư giãn thiên nhiên. Bạn sẽ thấy
mình thật khác, thật mới mẻ chỉ sau vài tiếng đồng hồ.
Về
khâu chuẩn bị
14.Giữ
nếp sinh hoạt hàng ngày
Có rất nhiều việc phải làm cho kế hoạch đám cưới,
nhưng hãy đảm bảo rằng bạn không làm tay đổi nhịp sống của mình vì nó. Hãy cứ
sinh hoạt như bình thường: đi làm, đi học, xem phim với anh ấy, gặp gỡ ăn uống
cùng bạn bè. Và tuyệt đối đừng bao giờ mang quá nhiều việc chuẩn bị cưới ra bàn
bạc trong những sinh hoạt này, bạn sẽ khiến mọi người xung quanh đi từ hứng thú
đến chỗ mệt mỏi và bản thân lại luôn bị ám ảnh vì những tiểu tiết trong ngày cưới.
15.Phân
chia công việc rõ ràng
Một mình bạn không thể làm hết mọi thứ. Bạn và anh ấy
cùng chia sẻ trách nhiệm và quyền quyết định trong ngày cưới. Và sau khi đã
phân chia công việc rõ ràng thì phải tôn trọng ý kiến của người thực hiện phần
việc đó. Sự ôm đồm sẽ làm bạn xuống sắc. Đừng “tham gia nhiều hơn” những gì bạn
nên làm để tránh những xung đột không đáng có trước ngày cưới, đồng nghĩa với
việc bạn đang giảm đi lượng stress đáng kể cho mình.
16.Bàn
bạc, thảo luận và lắng nghe người bạn đời
Trong thời điểm bận rộn, đôi khi những quyết định của
bạn không hẳn là chính xác. Bàn bạc thảo luận và lắng nghe góp ý từ người bạn đời
sẽ giúp bạn lường trước những tình huống khó khăn và những bất đồng ngoài ý muốn.
17.Chia
sẻ cùng gia đình
Những buồn vui trong suốt quá trình chuẩn bị cho
ngày cưới đừng nên giữ trong lòng. Bạn cần sẻ chia và được lắng nghe để giảm bớt
những lo nghĩ trong lòng.
18.Hạn
chế công tác xa và liên tục trong khoảng thời gian chuẩn bị cưới
Gặp sếp trình bày thời gian dự tính cho ngày cưới,
xác định rõ lịch công tác và hạn chế những ngày làm việc xa nhà, hoặc phải di
chuyển liên tục trong thời gian vài tháng trước ngày cưới, đơn giản vì chúng có
thể làm xáo trộn nếp sinh hoạt cũng như làm bạn kiệt sức rất nhanh.
19.Lên
kế hoạch nghỉ phép khoảng 1 tuần trước ngày cưới
Sắp xếp công việc, tìm người bàn giao và bàn luận với
sếp để lên lịch nghỉ phép 1 tuần trước ngày cưới. Những ngày thong thả ở nhà
cùng gia đình người thân có thể khiến tâm lý bạn ổn định hơn, và nhẹ nhàng hơn
khi bước vào giây phút trọng đại. Đừng để mình bị cuốn theo những email, cú điện
thoại công việc hay những cuộc họp đột xuất vào phút cuối. Bản thân bạn mệt mỏi
và cũng không người bạn đời nào muốn nhìn thấy vợ/chồng mình vừa thử đồ cưới vừa
nghe điện thoại cả.
20.Đừng
để nước đến chân mới nhảy
Nên lập trước một khoản ngân sách trong khả năng
cho phép để chi tiêu đúng dự định cho toàn đám cưới, bạn không muốn bị ám ảnh
bởi ý nghĩ phải còng lưng trả nợ hoặc hốt hoảng với thẻ tiết kiệm số dư 0 sau
ngày cưới. Và khi có ý định tổ chức cưới, hai bạn nên bắt tay vào chuẩn bị ngay.
Sự trì hoãn vì lý do không chính đáng xuất phát từ một trong hai phía thường
gây ra cảm giác không tốt cho người còn lại.
21.Đừng
mua sắm quá nhiều
Tung quá nhiều tiền cho việc mua những thứ mà lẽ ra
chưa cần thiết lắm vào thời điểm chuẩn bị cưới: chăn, dra, gối, nệm, đèn ngủ,
tranh ảnh treo trong nhà… sẽ khiến bạn luôn trong tư thế bận rộn và nhiều lo
nghĩ. Hãy để mọi thứ của ngày cưới ổn định xong, những thứ còn lại thư thả chọn
lựa và mua về!
22.Thử,
nếu cảm thấy cần thiết
Bạn có biết nguyên nhân đằng sau của tất cả những
lo lắng trước ngày cưới là gì không? Ngoài nỗi lo thường trực về sự không hoàn
hảo (sai lầm của đa phần các cô dâu chú rể), còn một nguyên nhân khác: bạn
không thấy được những gì mình đang làm khi ra đến thực tế sẽ thế nào. Vậy thì,
tại sao không cho mình cơ hội thử, nếu được? Make up thử, làm tóc thử, chụp thử
một bộ hình cùng bạn bè và người thân trước khi chụp hình cưới, thử váy cưới,
mang thử giày cưới trong 1 tuần, thử đi lại trên sảnh cưới, thử yêu cầu florist
cắm một bình hoa trang trí bàn tiệc… Tất cả những việc đó đều trong tầm tay bạn.
Hãy thử, nếu cảm thấy cần thiết, để mua lấy sự yên tâm cho chính mình.
Marry.vn
Ảnh: Internet