Thanh toán

Vàng da ở trẻ sơ sinh - Nguy hiểm tiềm tàng

Đăng bởi Marry Doe - 29/12/2019   |   Lượt xem: 1063

Vàng da ở trẻ sơ sinh thường không phải là một vấn đề mà bố mẹ cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, bệnh có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh bé. Có thể khiến bé bị điếc, chậm phát triển, thậm chí bại liệt.

Tình trạng vàng da sơ sinh là một tình trạng được gặp phổ biến ở các trẻ sơ sinh nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì cần phải lưu ý tới khả năng trẻ bị thiếu men G6PD. Bởi thiếu men G6PD có thể dẫn tới những diễn biến nặng nề.

Biểu hiện của trẻ sơ sinh vàng da

 

Vàng da ở trẻ sơ sinh - Nguy hiểm tiềm tàng

 

Vàng da là tình trạng làn da và mắt của trẻ chuyển sang màu vàng. Màu vàng sẽ xuất hiện đầu tiên ở mặt, sau đó là ngực, bụng; cuối cùng là bàn tay và bàn chân. Đây là tình trạng rất phổ biến: thường gặp ở khoảng 60% trẻ sinh đủ tháng và 80% ở trẻ sinh non.

Trong phần lớn trường hợp, tình trạng này sẽ tự hết dần khi bé bắt đầu bú sữa. gan dần phát triển. Tuy nhiên, khi hiện tượng này kéo dài có thể là triệu chứng của vàng da bệnh lý. Có thể khiến trẻ có nguy cơ bị điếc, bại não. chậm phát triển… Do đó, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông khuyến cáo rằng tất cả các bé sơ sinh cần phải được kiểm tra dấu hiệu vàng da trước khi xuất viện.

Nguyên nhân gây ra vàng da ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vàng da ở trẻ sơ sinh. Điều quan trọng là cần biết đâu là trường hợp nghiêm trọng và cần được chăm sóc tại bệnh viện. Những trường hợp đó gồm các rối loạn bẩm sinh, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus… Tuy nhiên, có một số nguyên nhân phổ biến sau:

1. Gan chưa hoàn thiện chức năng: 

Tình trạng này xảy ra trong tuần đầu tiên sau khi trẻ chào đời. Tình trạng này chỉ mang tính chất tạm thời; bởi gan của bé sẽ dần phát triển và hoàn thiện các chức năng sau vài tuần. Thông thường, tình trạng vàng da sẽ biến mất sau 1 tuần ở trẻ sinh đủ tháng; và khoảng 3 tuần với trẻ sinh thiếu tháng.

Vàng da ở trẻ sơ sinh - Nguy hiểm tiềm tàng

2. Thiếu men G6PD: 

Thiếu men G6PD là một bệnh di truyền rất phổ biến ở người. Men G6PD giúp tăng cường sự bền vững của màng hồng cầu. Thiếu men này sẽ làm cho nhiều hồng cầu bị phá vỡ hơn bình thường. 

Đây là trường hợp cần được đặc biệt lưu ý. Nếu trẻ bị vàng da nặng, nhất là 2 tuần đầu sau sinh, trẻ sẽ có thể bị tổn thương não gây ra bại não, chậm phát triển thần kinh và vận động.

Tuy nhiên, hiện nay đã có thể phát hiện ra tình trạng này sớm nhờ Sàng lọc sơ sinh trong vòng 48 giờ sau khi trẻ chào đời. Ngoài việc phát hiện ra tình trạng thiếu men G6PD, Sàng lọc sơ sinh còn có thể phát hiện ra Suy giáp bẩm sinh và Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh.

3. Bú sữa mẹ

Sữa mẹ chứa nội tiết tố làm kích hoạt gen đột biến có liên quan với gen mã hóa G6PD. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra tạm thời, khi gan của trẻ trở nên hoàn thiện; sẽ giải quyết được tình trạng này. Không nên cho con ngừng bú mẹ khi tình trạng này xảy ra.

Vàng da ở trẻ sơ sinh - Nguy hiểm tiềm tàng

Cần phải làm gì khi trẻ bị vàng da

Khi nhận thấy trẻ bị vàng da, cha mẹ hãy đưa con tới khám Nhi khoa ngay lập tức; để kiểm tra xem trẻ có cần nhập viện hay không. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng bé nhận đủ lượng sữa mẹ hoặc lượng sữa công thức cần thiết, để bé đào thải chất thừa thường xuyên hơn. 

Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với hệ thống trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cung cấp các dịch vụ khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý Nhi khoa. Cha mẹ hãy liên hệ 1900.1806 để nghe chuyên viên tư chi tiết và đặt lịch khám bệnh vàng da cho bé nha.

Nguồn: kienthucnhikhoa.com

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào