Thanh toán

Xử lý sự cố không mong đợi trong ngày cưới (Bài 1)

Đăng bởi Marry Doe - 15/04/2012   |   Lượt xem: 3641

Dù đã chuẩn bị kế hoạch cho ngày cưới kỹ lưỡng bao nhiêu chăng nữa, thì vẫn khó tránh hết những tình huống bất ngờ khiến cô dâu, chú rể phải méo mặt, không kịp trở tay hoặc trở thành chủ đề “bàn luận hậu tiệc cưới” của khách mời.

Nỗi lo về những “sự cố bất ngờ” này là hoàn toàn có cơ sở. Lễ cưới là một sự kiện lớn, quy tụ đến hằng trăm khách mời tham dự nên nhiều tình huống oái oăm có thể đến từ khách mời lẫn gia chủ. Do vậy, việc tiên liệu và tìm cách ứng phó với 1001 tình huống như: những vị khách quá khích, rơi vỡ, quên, thất lạc đồ đạc, sui gia cãi nhau… trở nên cần thiết để cô dâu chú rể luôn làm chủ tình hình. Cẩm nang nhỏ bên dưới sẽ là tổng hợp một số tình huống phổ biến, thực tế đã xảy ra trong ngày cưới của nhiều cặp đôi, cũng như cách giải quyết. Và rất có thể, nó sẽ xảy ra trong đám cưới của chính bạn: Sự cố từ khách mời 1.   Khách mời gây gổ hoặc đánh nhau trong tiệc cưới Nguyên nhân có thể từ những xích mích có sẵn từ trước hoặc phát sinh trong thời gian diễn ra tiệc cưới khi khách mời chuyện trò quá hăng say lúc quá chén và mất kiểm soát. Trong tình huống này, việc đầu tiên nên tìm cách tách rời họ ra khỏi cuộc ẩu đả và di chuyển ra xa khỏi khu vực tiệc cưới, tránh ảnh hưởng tới không khí chung của ngày cưới (như phòng chờ của nhà hàng tiệc cưới hoặc khu vực khuất người qua lại). Bên cạnh, cần có người “dàn hòa” để tránh các phát sinh khác, tránh ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa các bên và thể hiện được sự quan tâm từ phía chủ trì tiệc. Ngày cưới và những tình huống bất ngờ

Không nên phục vụ quá nhiều bia rượu trong tiệc cưới

Mẹo nhỏ: Khi lên danh sách khách mời, bạn nên lưu ý những khách mời có “xích mích” từ trước để sắp xếp họ ngồi xa nhau; không phục vụ quá nhiều rượu bia trong tiệc… 2.   Những tiết mục văn nghệ “khó đỡ” của khách mời Xuất phát từ tình cảm quá nhiệt thành, nhiều khách mời đã cướp sân khấu để trình diễn phần văn nghệ tự biên, tự diễn “không rõ thể loại” của mình. Nếu chỉ một tiết mục thì không sao, đằng này khách có thể trình bày một loại 4,5 tiết mục khiến những vị khách còn lại cảm thấy khó chịu. Cô dâu chú rể phải giải quyết tình huống này như thế nào để vừa không phật lòng những vị khách quá nhiệt thành ấy, lại vừa đưa chương trình về lại đúng như dự tính. Kinh nghiệm từ những cặp đôi đã trải qua sự cố này là nên chuẩn bị những mẩu giấy nhỏ có danh sách các bài hát mà ban nhạc sẽ chơi trong buổi tiệc kèm theo mục những bài hát yêu cầu khách và gửi đến tất cả khách mời hoặc một nhóm khách mời được chọn lọc (tùy theo mức độ thân thiết với gia đình và cô dâu chú rể, sở thích của khách mời … ). MC khi đó có thể giới thiệu lần lượt khách mời từ số giấy thu về. Như vậy, cả khách mời và người tổ chức tiệc đều chủ động. Mẹo nhỏ: để tạo sự thú vị cho lễ cưới, cô dâu chú rể có thể thăm dò trước từ một số bạn bè hoặc người thân quen xem họ muốn có tiết mục nào hay không, thích hát bài gì … 3.   Huyên náo chương trình do trẻ nhỏ: gây ồn, chạy giỡn, ngã té, … Các bé theo bố mẹ đến dự tiệc có khả năng trở thành kẻ gây rối vô ý bằng việc làm rơi, vỡ đồ đạc, chạy giỡn quanh phòng, khó mếu hay vì tò mò mà gỡ đồ trang trí trên sân khấu, bàn tiệc. Ngày cưới và những tình huống bất ngờ Phải thật nhẹ nhàng, dỗ dành nếu các bé khóc lóc, hờn dỗi Trong những tình huống như vậy, cô dâu chú rể hoặc người thân trong hai gia đình tuyệt đối không được la mắng các em vì đang ở trong một không khí tiệc cưới, la mắng các bé, không những các bé không nghe, mà có khi còn la khóc to hơn, làm mất vui. Lúc này, hãy cho người đến nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng hoặc trông chừng trẻ và nhờ đến sự trợ giúp của phụ huynh ngay khi chiêu trò của trẻ vượt ngoài tầm kiểm soát. Nếu có thể, hãy chuẩn bị một góc trẻ em nho nhỏ trong đám cưới với một ít bánh kẹo, vài món đồ chơi để phục vụ các vị khách nhỏ tuổi này. 4.    Người yêu cũ của cô dâu/chú rể gây ảnh hưởng đến hôn lễ Nếu người yêu cũ của cô dâu/chú rể bất ngờ xuất hiện tại tiệc cưới một cách không thiện ý? Đây là tình huống khó xử nhất vì ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của nhân vật chính. Cách ứng phó hay nhất vẫn là vẫn nên tiếp đón bình thường, cảm ơn người đó đã đến tham dự và nhờ người quen tiếp chuyện, đưa người xưa vào thế bận rộn. Hạn chế việc tiếp xúc riêng giữa cô dâu, chú rể và vị khách bất ngờ này để tránh làm căng thẳng thêm tình hình, không nên phục vụ rượu bia nhiều cho nhân vật này để tránh những phát ngôn không mong đợi từ người này. Ngày cưới và những sự cố không mong đợi

Cứ tiếp đón bình thường nếu người yêu cũ của cô dâu/chú rể tới

4.   Có quá nhiều khách mời đến quá muộn Khi có quá nhiều khách mời đến muộn, hôn lễ và việc nhập tiệc đều phải được dời lại trễ hơn nhiều so với thời gian ghi trên thiệp mời. Điều này không những làm cho cả cô dâu, chú rể mệt mỏi mà cả những quan khách đang có mặt lúc đó cũng ngán ngẩm, khiến không khí của bữa tiệc không còn được hào hứng, không còn vui như ban đầu. Một số giải pháp tình thế “chữa cháy” có thể là mở nhạc nhè nhẹ (nên chọn nhạc không lời), cử người của hai họ tiếp những khách mời đang có mặt bên trong không gian tiệc. Bên cạnh đó, người thân hai bên có thể gọi điện hỏi thăm tình hình một số vị khách đến trễ (tùy theo mức độ thân quen để quyết định sẽ gọi cho những ai); phục vụ nước hoặc thức ăn nhẹ trước cho quan khách nếu thời gian trì hoãn quá lâu. Mẹo nhỏ: nên giới hạn thời gian trì hoãn hôn lễ, nếu có khoảng 2/3 khách mời đã có mặt thì có thể cho tiến hành các nghi thức và nhập tiệc. Trước đó, khi làm việc với nhà hàng, người đặt tiệc có thể trao đổi cùng nhà hàng những trường hợp được giảm trừ chi phí hoặc được hoàn trả bàn tiệc ra sao để giảm thiểu chi phí tổ chức. (Còn tiếp) I.Tupalu.

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào