Đăng bởi Marry Doe - 27/06/2017 | Lượt xem: 831
.
1. Quan niệm về của hồi môn
Người xưa quan niệm con gái theo chồng muốn được nhà chồng coi trọng nên có chút của hồi môn như trang sức, vàng bạc hay tiền của.
Người xưa quan niệm con gái theo chồng muốn được nhà chồng coi trọng nên có chút của hồi môn mang theo như trang sức, vàng bạc hay tiền của. Số tài sản này nho nhỏ này được bố mẹ ruột dành dụm cho con gái để “làm giá” khi con không còn được bố mẹ chăm sóc, phần giúp con lo liệu cho cuộc sống mai sau.
Về sau mọi người đều coi số tài sản vợ chồng có được sau đám cưới bao gồm cả tài sản bố mẹ ruột, bố mẹ chồng và anh em, họ hàng biếu tặng.
Vì thế, việc giữ hay không giữ số của hồi môn này cũng là nguyên nhân xảy ra những tranh cãi không hay giữa mẹ chồng và nàng dâu.
Tuy nhiên, hầu như hiện tại quan niệm về việc giữ của hồi môn đã không còn ràng buộc như trước. Nhiều gia đình thậm chí còn xem đó là tài sản khởi nghiệp cho cô dâu chú rể mới và dành hết quyền quyết định cho họ.
2. Của hồi môn và những mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu
Có nên đưa của hồi môn cho mẹ chồng hay không là tùy quyết định của bạn.
Trong lễ rước dâu, mọi người thường sẽ tặng những món quà giá trị như cách để thể hiện danh thế gia đình. Do đó, hầu hết của hồi môn có được đều rất nặng về vật chất. Nhiều gia đình thậm chí còn vay mượn để lo liệu phần này và gồng lưng trả nợ sau đó.
Do đó, để không xảy ra những lấn cấn liên quan đến vấn đề tiền bạc, tốt nhất bố mẹ hai bên nên trao đổi thẳng thắn với con cái ngay từ đầu. Có nhiều trường hợp bố mẹ chồng thấy gia cảnh con dâu giàu sang nhưng khi về nhà chồng, số tiền hồi môn lại rất ít nên đâm ra nghi ngờ con dâu giấu giếm sợ bố mẹ chồng lấy mất. Những hiểu lầm này vô tình dẫn đến những sứt mẻ tình cảm ngay từ khi con dâu mới về nhà chồng và đẩy hôn nhân vào những ngày tăm tối.
3. Nên sử dụng của hồi môn như thế nào
Việc dùng của hồi môn ra sao hãy bàn bạc kỹ lưỡng với chồng.
- Khi được hỏi về số của hồi môn, bạn nên thẳng thắn nói đúng về số tài sản thực. Còn việc dùng nó ra sao hãy bàn bạc kỹ lưỡng với chồng.
- Nếu gia đình không mấy quan tâm đến, bạn hãy trích một ít để cả hai cùng hưởng tuần trăng mật hoặc sắm sửa một ít đồ dùng cho cuộc sống mới. Bằng không, bạn có thể gửi tiết kiệm để dành dụm về sau. Với nữ trang, bạn có thể dành lại để làm kỷ niệm và có thể dùng về sau nếu cần vì đây là những gì rất quan trọng đối với bước ngoặc cuộc đời bạn.
- Nếu gia đình chồng ngỏ ý muốn bạn góp chung hãy biết cách cư xử cho vẹn toàn đôi bên. Với trường hợp này, nhiều cô dâu tỏ ra bất bình và có hành vi lỗ mãn. Điều này thật sự không cần thiết. Trước hết, bạn hãy luôn nhớ vẫn còn có người chồng luôn ở bên ủng hộ bạn. Hãy chia sẻ với anh ấy về ý muốn của gia đình chồng và suy nghĩ của bản thân. Khi cả hai đã cùng thống nhất phương án giữ lại cho mình hãy cùng nhau đến gặp bố mẹ. Lý do để dành tiền làm ăn, xây dựng cơ nghiệp là một trong những cách an toàn nhất để bạn có thể thuyết phục khéo bố mẹ. Họ sẽ hiểu và ủng hộ khi biết những dự định tương lai tốt đẹp của cả hai.
Nhiều cô gái khác ngay từ đầu đã xác định rõ số quà tặng sẽ không hoàn toàn thuộc về mình nên đã chọn cách chia đôi trong trường hợp nhà chồng ngỏ ý. Một phần do bên ngoại tặng họ sẽ âm thầm gởi lại bên mẹ ruột. Phần do bên nhà chồng tặng họ sẽ gởi lại cho mẹ chồng. Như vậy, xem như cô dâu mới đã trọn vẹn cả đôi đường.
Liên quan đến vấn đề tiền bạc sự đồng lòng của vợ chồng có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống chung. Vì thế, nếu trong trường hợp cả hai không cùng tiếng nói chung, một trong hai nên nhún nhường để mọi chuyện được êm xuôi vì bạn sẽ có cách hay hơn để giải quyết sự việc nếu mọi chuyện không lộn xộn.