Thanh toán

Ý nghĩa của lễ " xuất giá" hay còn gọi là tục"chịu lạy" trong đám cưới

Đăng bởi - 04/02/2017   |   Lượt xem: 33654

.

Tục “chịu lạy” thường được tổ chức vào buổi tối, trước khi ngày cưới diễn ra một ngày, gái hay trai đều phải “chịu lạy” trước khi lấy vợ, gả chồng. Tầm 20 giờ, bà con cô bác bên nội, bên ngoại tề tựu đông đủ ở gian chính nhà, tác phong trang phục chỉnh tề. Trưởng tộc trong gia đình đứng ra sắp xếp vị trí, người lớn nhất ngồi ở đầu bàn, lần lượt các chỗ còn lại ngồi kế tiếp theo. Chú rể hoặc cô dâu đứng trước bàn thờ tổ tiên để nghe trưởng tộc tiến hành các thủ tục trong tục “chịu lạy”

Sau khi đã sắp xếp xong vị trí, trưởng tộc yêu cầu bưng rượu mời ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì… rồi nghe những lời giáo huấn trước ngày làm lễ thành hôn. Đối với người con trai đi lấy vợ, cha mẹ sẽ dặn dò nhiều điều về cách ứng xử đối với vợ và đối với tổ tiên nhà vợ. Đối với người con gái, cha mẹ sẽ dặn dò nhiều hơn về cách ứng xử đối với cha mẹ chồng trước ngày “xuất giá”. Nhiều cô gái trước ngưỡng cửa hôn nhân, chuẩn bị lập gia đình sẽ không cầm được nước mắt, nghẹn ngào vì xúc động.

Thủ tục quan trọng nhất trong tục “chịu lạy” là bà con cô bác sẽ tặng quà để cho đôi trẻ làm vốn sau hôn nhân. Lúc này đây, họ sẽ nói những lời chúc mừng kèm theo những kinh nghiệm mà họ đã có được trong đời sống vợ chồng để giúp cho các  chú rể hoặc cô dâu có được hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi.

Bình luận

Viết Đánh Giá
Y
Miễn có đc k nếu gđ k có ai lây ai mà lạy
N
Mình thấy thủ tục này đều đc diễn ra ở tất cả các vùng miền, mà lại ko bt ý nghĩa của nó thế nào