Đăng bởi Marry Doe - 15/12/2017 | Lượt xem: 797
Ác mộng lớn nhất với những cô gái trẻ là làm dâu. Muôn đời nay, nhắc tới mẹ chồng nàng dâu là người ta nhắc đến những mâu thuẫn, xung đột. Mấy ai làm dâu mà chung sống hòa hợp với mẹ chồng.
Mẹ chồng, người đã sinh ra, nuôi nấng người đàn ông của mình bằng tất cả tình thương. Đối với mỗi người đàn ông, mẹ bao giờ cũng là người phụ nữ tuyệt vời, yêu thương anh ta nhất. Nếu không thể hòa hợp, cũng đừng bao giờ xúc phạm đến bà nếu như không muốn tình cảm với chồng rạn nứt, xung đột.
Ảnh nguồn internet
Có rất nhiều cuộc hôn nhân vì mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu không thể giải quyết mà dẫn đến ly hôn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều gia đình, mẹ chồng nàng dâu hòa thuận, mẹ chồng coi con dâu như con cái trong nhà, con dâu hiếu thảo, chia sẻ được với mẹ chồng như hai người bạn, cùng phận làm dâu. Tất cả những điều đó, phần nhiều là sự hiểu biết, cố gắng ngay từ ban đầu khi mới bước chân về nhà chồng.
Tuy nhiên, dù thế nào, thân thiết, tốt đẹp đến mấy, bạn vẫn luôn phải nhớ đừng bộc bạch hết tâm sự, chuyện gia đình bên ngoại, chuyện vợ chồng, chi tiêu cho mẹ chồng. Bởi sự cởi mở, thoải mái này có thể lại là nguyên nhân gây xung đột giữa hai người. Bởi bao giờ, mẹ chồng cũng là mẹ người ta.
Cái tôi cá nhân
Khi làm dâu, nhất là những cô gái trẻ, việc phải hạ thấp cái tôi của bản thân trước mẹ chồng là rất khó, có thể nói là khó nhất. Bởi luôn muốn thể hiện quan điểm, suy nghĩ của riêng mình nên dễ dẫn đến những cuộc cãi vã, cáu gắt. Điều này khiến mối quan hệ này khó có thể hòa hợp được. Lúc này, bạn nên nghĩ đến hòa khí gia đình, sự êm ấm của gia đình mà hạ giọng cũng như ngừng bảo vệ cái tôi của mình.
Bởi nếu bạn mất kiểm soát, dẫn đến cãi nhau tay đôi với mẹ chồng thì đây là điều khó chấp nhận với cả chồng bạn và những người khác trong gia đình. Tạo ra một lần mâu thuẫn sẽ gây một vết rạn quá lớn cho quan hệ của bạn với mẹ chồng mà sau này thậm chí bạn dù có nỗ lực đến mấy cũng khó lòng mà phá bỏ được. Hãy đánh giá mọi việc ở mức độ cá nhân khách quan chứ không phải là mẹ chồng của bạn. Điều bạn sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về lối hành xử của bà và điều chỉnh lại cách ứng xử của mình.
Nói lời cảm ơn
Ảnh nguồn internet
Đừng cho rằng điều này là khách sáo, không cần thiết trong mối quan hệ ra đình. Bởi khi được mẹ chồng chỉ dạy cho công thức nấu ăn, việc nhà cần thu vén…nếu nhận được lời cảm ơn từ bạn, bà sẽ rất hãnh diện khi cảm thấy con dâu tôn trọng mình. Điều này sẽ giúp mối quan hệ trở nên thân thiện hơn.
Bạn cũng đừng ngại giấu dốt, đừng ngại thể hiện cái chưa giỏi của mình. Khi bị mẹ chồng phàn nàn về món ăn, nhà cửa…đừng cau có hay phản ứng lại mà hãy thẳng thắn nhận lỗi và nói rằng mình vốn vụng về và hứa sẽ sửa dần dần.
Giao tiếp khéo léo
Trò chuyện, chia sẻ về sở thích cá nhân cũng giúp mối quan hệ giữa bạn và mẹ chồng trở nên tốt đẹp, gần gũi hơn. Tuy nhiên, bạn không nên can thiệp vào tất cả những câu chuyện mà không liên quan hay ảnh hưởng đến vợ chồng, gia đình nhỏ của mình.
Thậm chí với những việc quan trọng, hãy để chồng lên tiếng. Bạn có thể ngồi nghe, hoặc không, chỉ lên tiếng khi được hỏi đến và tốt nhất nên tránh thái độ cau có không bằng lòng với số đông người trong gia đình.
Đừng quá nhạy cảm
Đừng nghe thật nhiều, rồi gồng mình chống trọi với mặc cảm về mối quan hệ này. Điều đó sẽ khiến bạn trở nên nhạy cảm, không tốt cho mối quan hệ này hay bất kỳ mối quan hệ nào khác. Bởi đôi khi những lời nói, hành động chỉ là vô tình, bạn cố ôm, cố vận vào người chỉ khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn. Hãy nghĩ thoáng ra.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất là muốn gia đình hạnh phúc, thì các mối quan hệ trong gia đình cũng phải hòa thuận. Trước những tranh cãi, ai đúng ai sai không quan trọng bằng việc bạn có giữ được mối quan hệ này nữa hay không.
#Saostar